0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Cơ sở lý thuyế t

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH KHI ĐẾN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 29 -36 )

5. Kết cấu đề tài:

2.1 Cơ sở lý thuyế t

Khái niệm du lịch.

Các khái niệm được phân một cách tương đối làm 2 nhóm: nhóm thứ nhất gồm các khái niệm xem xét sâu về “khách du lịch”, nhóm thứ hai gồm các khái niệm xem xét sâu về “du lịch”. Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu:

Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch: “du lịch là sự phối

hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích

giải trí”.

Năm 1930 ông Glusman, người Thụy Sỹ định nghĩa: “du lịch là sự chinh

phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư

trú thường xuyên”.

Tại Hội nghị quốc tế và thống kê du lịch ở Otawa Canada diễn ra vào tháng

6/1991 đã định nghĩa: “du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi

trường thường xuyên ( nơi ở thường xuyên của mình ), trong một khoảng thời gian

ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của

chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng

tới thăm”.

Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ “ du lịch” được

hiểu như sau: “du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên

của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

(Nguồn: giáo trình kinh tế du lịch)

Sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. (nguồn : tổng cục du lịch)

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các

nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một

quốc gia nào đó.(Nguồn: giáo trình kinh tế du lịch)

Loại hình du lịch:

Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì lại hình du lịch được định nghĩa như sau: là

một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức

như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó.

Một số loại hình du lịch tiêu biểu như:

 Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở các quốc gia khác nhau. Khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệở nơi đến du lịch.

 Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến

của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.

 Du lịch chữa bệnh: khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ.

 Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người.  Du lịch thể thao: có hai loại du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao thụ

động.

 Du lịch thể thao chủ động là khách di du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt

động thể thao như leo núi, săn bắn, trượt tuyết…

 Du lịch thể thao hụ động là những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội Olympic…

 Du lịch văn hóa: nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực: lịch sử, kiến trúc, hội họa, phong tục tập quán…

 Du lịch công vụ: nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó.

 Du lịch thương gia: đi tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết

 Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: nảy sinh do nhu cầu của những người

xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè than quen..

(Nguồn: giáo trình kinh tế du lịch)

Sự hài lòng: theo Philip Kotler sự thỏa mãn hài lòng của khách hàng là

mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt đầu từ việc so sánh kết quả thu

được từ việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ với những kỳ vọng của người đó,

nếu kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quả

thực tế tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng, nếu kết quả thực tế cao

hơn kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng.

Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái khi họ cảm nhận về chất lượng dịch vụ so với sự kỳ vọng (Kurt và Clow, 1998), nói cách khác sự hài lòng được

đo lường bằng khoảng cách giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng kỳ vọng. Sự

hài lòng cũng được hiểu là cảm giác so sánh giữa kết quả thu được với kỳ vọng của con người (Kotler, 2001). Sự thỏa mãn được đo lường bằng khả năng đáp ứng sự mong muốn của khách hàng khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ (Oliver, 1997). Như

vậy có thể thấy rằng, tuy có nhiều khái niệm khác nhau về sự hài lòng nhưng tóm

lại thì đó là mức chênh lệch giữa sự cảm nhận và sự kỳ vọng của khách hàng khi sử dụng hàng hóa và dịch vụ.

Điểm đến du lịch (Tourism Destination) là một khái niệm rất rộng trong hoạt

động kinh doanh du lịch, là nơi có sức hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch.

Điểm đến du lịch dựa vào tài nguyên du lịch. tài nguyên du lịch theo nghĩa thực

tế:“ tất cả các nhân tố có thể kích thích được động cơ du lịch của con người được ngành du lịch tận dụng kinh doanh để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều gọi là tài nguyên du lịch”. Hoặc “ Bất kỳ nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch đều gọi là tài nguyên du lịch”. Điều này có nghĩa

rằng không chỉ những các tài nguyên tự nhiên, các tài nguyên nhân văn mà cả các sự kiện xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao, … được tổ chức có khả

năng thu hút khách du lịch được gọi là tài nguyên du lịch. Mặt khác, không phải tài

thuộc vào rất nhiều yếu tố như : cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dịch vụ phục vụ

khách, thời gian khai thác điểm du lịch(thường xuyên, theo thời vụ, ngắn ngày...v.v), số lượng khách đến tham quan du lịch trong đó có khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa...v.v. Điểm đến du lịch có tính hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch càng cao thì lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến càng lớn. Dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách tiêu thụ càng nhiều về số lượng, đa dạng

về cơ cấu và chủng loại, chất lượng cao thì doanh thu càng lớn và hiệu quả kinh tế-

xã hội càng cao. (nguồn: viện nghiên cứu và phát triển du lịch).

Hình ảnh điểm đến: có nhiều khái niệm khác nhau về hình ảnh của điểm

đến, định nghĩa phổ biến nhất là "sự tổng hợp của niềm tin, ý tưởng và hiển thị mà

một người có một đích đến "(Crompton (1979:18)).

Ngoài ra còn có định nghĩa của Chơn (1992) ; và Baloglou & Bringmerg (1997): Trước khi mọi người đi đến một điểm đến mà họ phát triển các hình ảnh và một tập hợp của những kỳ vọng dựa trên kinh nghiệm trước đây, truyền miệng, báo cáo báo chí, quảng cáo và niềm tin phổ biến.

Millman và Pizam (1995) trích dẫn trong Tasci và Kozak (2006) xác định hình ảnh điểm đến như là tổng của các thuộc tính liên quan đến kinh nghiệm du lịch, trong khi Buhalis (2000) gọi nó là một tập hợp các kỳ vọng và nhận thức một

tiềm năng du khách đã là một điểm đến . Như vậy, hình ảnh của điểm đến là nhận

thức cá nhân đối với các đặc tính của điểm đến (Coshall ( 2000), được trích dẫn trong Tasci và Kozak, 2006, p. 304) có thể bị ảnh hưởng bởi thông tin quảng cáo

từ các điểm đến, phương tiện truyền thông cũng như nhiều yếu tố khác (Tasci và

Kozak, 2006).

Các khái niệm về hình ảnh điểm đến có một số khác biệt và mỗi tác giả có

một nhận định riêng như theo Crompton đó là sự tổng hợp của niềm tin, ý tưởng.

Theo Millam và Pizam đó là sự tổng hợp các thuộc tính liên quan đến kinh nghiệm

du lịch, trong khi Chơn, Baloglou và Bringmerg và Buhalis thì đó là sự tập hợp các kỳ vọng dựa trên kinh nghiệm hay nhận thức cá nhân.

Các biến dùng để đo lường hình ảnh điểm đến trong một số nghiên cứu cũng

có vài điểm khác nhau như:

Theo nghiên cứu của trường hợp Amasra Thổ Nhĩ Kỳ

Marcelo Royo (2008) định nghĩa hình ảnh của các điểm đến văn hóa nông

thôn là sự kết hợp của 8 thành phần gồm có:

1. Vẻ đẹp của di sản văn hóa lịch sử và cảm xúc phát sinh với nhận thức của nó. 2. Một bầu không khí sạch / yên tĩnh và cảm xúc phát sinh với nhận thức của nó. 3. Các dịch vụ cho khách du lịch và cảm xúc phát sinh với nhận thức của nó. 4. Sự hòa hợp với kiến trúc của khu vực.

5. Lịch sử cảnh quan. 6. Mua sắm và thực phẩm .

7. Sự hài hòa giữa việc quản lý du lịch và văn hóa . 8. Cơ sở hạ tầng

Hay theo nhiên cứu của Christina Geng-Qing Chi and Hailin Qu thì hình ảnh

điểm đến gồm có : 1. Môi trường du lịch. 2. Tự nhiên hấp dẫn 3. Giải trí và các sự kiện 4. Lịch sử hấp dẫn 5. Cơ sở hạ tầng 6. Khả năng tiếp cận 7. Thư giãn 8. Hoạt động ngoài trời 9. Giá và giá trị

Đối với mỗi một địa điểm khác nhau thì các biến sử dụng là khác nhau vì

giữa các địa điểm có sự khác nhau về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, môi trường…

Các kết quả nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng hình ảnh điểm đến có ảnh

McCleary, 1999; Bigne et al. Năm 2001, Castro et al. , 2007; Chen và Tsai, 2007; Chi và Qu 2008, Lee 2009)

Ý định và hành vi thường được xem xét từ hai quan điểm khác nhau: quay lại và sẵn sàng giới thiệu cho những người khác. Sau khi tiến hành phân tích, Baloglu và McCleary (1999) tìm thấy ba yếu tố của hình ảnh điểm đến là (chất lượng kinh nghiệm, hấp dẫn, và giá trị giải trí) đã tích cực liên quan với truyền miệng (tức là

sẵn sàng để giới thiệu cho những người khác).

Gần đây, Alcaniz et al. (2009) cũng đã chứng minh rằng chức năng hình ảnh

chỉ liên quan để xem xét lại ý định và tâm lý hình ảnh thì liên quan đến ý định giới

thiệu, hình ảnh hỗn hợp có liên quan với cả hai ý định và hành vi.

Ví dụ, hình ảnh điểm đến ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng và hành vi trong

tương lai của khách du lịch ở khu nghỉ mát ven biển ở Tây Ban Nha (Bign'e et al,

2001), các danh lam thắng cảnh và các khu vực ven biển tại Đài Loan (Lin et al, 2003) và trong Eureka Springs ở Hoa Kỳ (Chi Qu, 2008). Chen và Tsai (2007) xác

định chắc chắn rằng hình ảnh điểm đến trực tiếp ảnh hưởng đến các chất lượng của chuyến đi, và gián tiếp ảnh hưởng tới nhận thức giá trị, sự hài lòng và hành vi

trong tương lai, ý định của khách du lịch tham quan các địa điểm ven biển. Các tài

liệu du lịch chỉ ra hình ảnh của điểm đến là tiền đề của sự hài lòng và hành vi trong

tương lai của du khách.

Hình ảnh điểm đến bao gồm các yếu tố: an toàn, thân thiện, có nhiều cảnh

quan đẹp , có nhiều hoạt động giải trí, các khía cạnh văn hóa xã hội (Leisure

Sciences).

Rủi ro cảm nhận: có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro cảm nhận: theo Sonmez, 1998 rủi ro là một yếu tố quan trọng khi xem xét du lịch quốc tế. Hòa bình, yên tĩnh, và an toàn là điều kiện tiên quyết để thu hút khách du lịch đến

bất kỳđiểm đến nào.

Ngoài ra Sonmez Graefe (1998) đã xác định chín loại rủi ro kết hợp với du lịch quốc tế: tài chính, y tế, vật lý, sự bất ổn định chính trị, tâm lý, sự hài lòng, xã hội, chủ nghĩa khủng bố, và thời gian. Đối với du khách Mỹ, khủng bố,

độ tin cậy vận chuyển, bất ổn chính trị được xác định là thường xuyên nhất liên quan với du lịch quốc tế..

Rủi ro cảm nhận còn được định nghĩa là phán xét chủ quan mà mọi người

đưa ra về tính chất và mức độ nghiêm trọng của một rủi ro. Cụm từ này phổ biến

nhất là sử dụng trong tài liệu tham khảo với các hiểm họa tự nhiên và các mối đe

dọa đến môi trường hoặc sức khỏe, chẳng hạn như năng lượng hạt nhân. (Nguồn:

Wikipedia.org)

Rủi ro đã được xác định theo một số cách khác nhau, nhưng thường được

xem như một khả năng mà một cá nhân sẽ trải nghiệm những hiệu ứng nguy hiểm

(Short Jr, 1984). Bất cứ nơi nào nó được thảo luận, nó có vẻ là một sự đồng thuận về bản chất của rủi ro được bao gồm xác suất xảy ra sự cố và mức độ hậu quả của nó (Rayner và Cantor, 1987).

Và theo Rosa (2003: 56) xác định rủi ro như là một tình huống hay một sự

kiện mà một cái gì đó của giá trị con người (bao gồm cảcon người làm ra) đang bị

đe dọa và kết quả là không chắc chắn.

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng rủi ro nhận thức đã trở nên ngày càng có

ảnh hưởng trong việc ra quyết định du lịch (Lepp & Gibson, 2003, 2008; Reisinger

& Mavondo, 2005).

Theo (Beirman, 2003) thì nhận thức về an toàn và an ninh là một yếu tố

quan trọng trong việc ra quyết định du lịch đến thăm một nơi nào đó.

Một bài báo nghiên cứu về du lịch Thái Lan cho thấy rằng mọi người sẽ không bỏ

qua an toàn cá nhân, ngay cả khi chi phí đi lại thấp. Nếu có cảm nhận vềnguy cơ

khủng bốđối với một điểm đến thay vì đi du lịch đến nơi này, họ sẽ chọn đểđi du

lịch đến một nơi khác ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên một số khách du lịch vẫn đi du

lịch mặc dù rủi ro sẽ xảy ra, đặc biệt là du khách ba lô. Kết quả này tương tự như

của Elsrud (2001) và Lepp và Gibson (2003) chỉ ra rằng những người tìm kiếm sự

mới lạ chẳng hạn như du khách ba lô trẻ coi rủi ro du lịch như là một giá trị gia

Đó chỉ là một số ít nếu một điểm đến du lịch quá nhiều rủi ro xảy ra sẽ

không thể thu hút du khách đến du lịch, và nếu có đến đó du lịch họ cũng sẽ không hài lòng và luôn có cảm giác bất an. Như vậy các rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng

đáng kể đến sự hài lòng của du khách.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH KHI ĐẾN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 29 -36 )

×