7. Tổng quan các nghiên cứu trước
1.2. Cơ sở lý thuyết về dự báo và dự toán thu NSNN ngành thuế
1.2.1. Dự báo thu NSNN ngành thuế
1.2.1.1. Khái quát chung
- Khái niệm dự báo thu: Dự báo thu là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của các nguồn thu NSNN trong thời gian nhất định ở tương lai.
- Vị trí, vai trò của dự báo thu
+ Trong công tác quản lý tài chính vĩ mô: Dự báo thu ngân sách là khâu đầu tiên của quá trình hoạch định chính sách tài chính,“là cơ sở để chỉ đạo, điều hành quản lý ngân sách. Là công cụ quan trọng để đánh giá đúng chất lượng công tác quản lý thu ngân sách ở cơ quan thuế các cấp.”Cung cấp cơ sở để chủ thể quản lý ban hành các quyết định trong quản lý thuế.
+ Trong công tác QLNN: Số liệu dự báo thu là cơ sở quan trọng để lãnh đạo các cấp ra quyết định trong quản lý, trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích xu
hướng vận động và phát triển trong quá khứ, hiện tại và tương lai của công tác dự báo, sẽ cung cấp thông tin cần thiết, khách quan làm căn cứ cho việc nghiên cứu, ban hành các quyết định QLNN, các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
+ Trong công tác xây dựng, hoạch định cơ chế, chính sách: Dự báo có thể tiên đoán được các hiệu quả, hậu quả có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, từ đó, giúp các cơ quan chức năng kịp thời điều chỉnh mục tiêu cũng như các cơ chế tác động vào QLNN đểđạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đặc biệt là trong việc đánh giá các công việc trong lĩnh vực ngân sách và các kiến nghị sửa đổi chính sách tài chính, thuế. Dự báo thu giúp nhận biết và giải quyết những vấn đề phát sinh khi vận hành chính sách thu trong thực tế, cung cấp các cơ sở, điều kiện cần thiết cho quá trình hoạch định chính sách đồng thời ước lượng trước và đánh giá được nguồn lực tài chính cho đất nước sẽ thu được từ một chính sách thuế sẽ ban hành.
- Các nguyên tắc trong dự báo thu ngân sách
+ Trung thực khách quan, không áp đặt.
+ Thừa nhận và tôn trọng mối quan hệ và tác động qua lại của các yếu tố tác động đến nguồn thu ngân sách.
+ Thể hiện được tính kế thừa lịch sử các thông tin trong quá khứ.
+ Tôn trọng đặc thù của các đối tượng, yếu tố có liên quan đến số thu được phân tích, dự báo.
1.2.1.2. Quy trình dự báo thu NSNN ngành thuế
Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế về phân tích, dự báo thu NSNN, dự báo thu NSNN được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi dự báo thu NSNN cụ thể, đối với dự báo thu NSNN có thể là dự báo tổng thu ngân sách, hoặc dự báo từng khoản thu, sắc thuế cụ thể trên phạm vi cả nước hoặc từng địa phương, từng lĩnh vực, ngành,… và khoảng thời gian cần dự báo ở tương lai như tháng, quý, năm, 3 năm, 5 năm,…
- Bước 2: Xác định loại dự báo là định tính hay định lượng tùy theo yêu cầu, mục tiêu của dự báo.
- Bước 3: Lựa chọn phương pháp, mô hình và công cụ dự báo: Căn cứ trên mục tiêu, loại hình dự báo, căn cứđánh giá về cơ sở dữ liệu hiện có và trình độ dự báo để lựa chọn phương pháp, mô hình, công cụ dự báo thu cho phù hợp.
- Bước 4: Thu thập số liệu và tiến hành dự báo. Trên cơ sở yêu cầu về các dữ liệu đầu vào của mô hình, người dự báo tiến hành thu thập, xử lý dữ liệu đầu vào cho phương pháp, mô hình dự báo đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ sở dữ liệu cần thiết để dự báo.
- Bước 5: Ứng dụng kết quả dự báo: Là khâu sử dụng kết quả dự báo cho những mục đích nhất định. Đối với dự báo thu NSNN, kết quả dự báo thu có thể được sử dụng cho lập dự toán thu NSNN hàng quý, năm, sử dụng cho đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu hoặc đánh giá tác động đến số thu NSNN khi nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách thuế mới,…
- Bước 6: Điều chỉnh, cập nhật mô hình: Là quá trình vận hành, cập nhật, bổ sung dữ liệu mới và điều chỉnh mô hình cho phù hợp với thực tế.
1.2.1.3. Các công cụ sử dụng trong dự báo thu
Tùy theo độ phức tạp của hệ thống cơ sở dữ liệu, mục đích dự báo số thu hay công tác hoạch định chính sách, người làm công tác dự báo có thể sử dụng các công cụ phần mềm khác nhau để phân tích dự báo thu, có rất nhiều phần mềm được lập trình ra nhằm hỗ trợ cho công tác xử lý phân tích số liệu. Cụ thể một số phần mềm thông dụng trong phân tích số liệu như sau:
- Chương trình Microsoft Excel: Được áp dụng phổ biến, tuy nhiên chỉở mức độ đơn giản, thô sơ. Đối với việc phân tích số liệu, Excel cũng cung cấp các hàm chuyên dụng rất tiện lợi. Có thể áp dụng cho hầu hết các mô hình: Cân bằng tổng thể, mô phỏng vi mô, chuỗi thời gian,... đồng thời cũng có các công cụ phục vụ tính toán hồi quy theo mô hình kinh tế lượng. Số liệu được nhập vào biểu Excel dưới dạng bảng, chuỗi số theo thời gian được nhập vào theo cột, đầu cột là tên biến. Sử dụng công cụ Data Analysis trong Excel để thực hiện các phân tích hồi quy, tương quan, biểu đồ,… Kết quả phân tích được hiển thị trên một sheet trong Excel.
công ty Quantative Micro Software (QMS) từ năm 1981. Đến nay Eviews đã được cập nhật nhiều lần đến phiên bản 7.x. Eviews là một công cụ rất mạnh trong phân tích và dự báo, được sử dụng cho học tập và nghiên cứu tại hầu hết các trường kinh tế ở các nước phát triển.“Eviews cung cấp các công cụ để phân tích những dữ liệu phức tạp, hồi qui và dự báo, xây dựng mối quan hệ kinh tế lượng từ dữ liệu có sẵn và sử dụng mối quan hệ này để dự báo các giá trị tương lai. Eviews thường được sử dụng trong nhiều loại nghiên cứu nhưđánh giá và phân tích dữ liệu khoa học, phân tích tài chính, mô phỏng và dự báo vĩ mô, dự báo doanh số và phân tích chi phí,... Đặc biệt, Eviews là một phần mềm mạnh cho phân tích dữ liệu thời gian cũng như dữ liệu chéo với cỡ mẫu lớn. Eviews đưa ra nhiều cách nhập dữ liệu thông dụng và dễ sử dụng như nhập từ bàn phím, từ các file sẵn có dưới dạng excel hay text, dễ dàng mở rộng file dữ liệu có sẵn, trình bày các biểu mẫu, đồ thị, kết quả phân tích và có thể in trực tiếp hoặc chuyển qua các loại định dạng văn bản khác. Eviews giúp người sử dụng dễ dàng ước lượng và cung cấp nhiều công cụ kiểm định các mô hình kinh tế lượng giúp cho việc phân tích dữ liệu, ước lượng phương trình và đánh giá kiểm định các khuyết tật của mô hình một cách nhanh chóng, hiệu quả.”
- Phần mềm MFIT (Microfit cho Windows): Được hai tác giả là Bahram Pesaran và Hashem Pesaran của trường đại học Oxford nghiên cứu và phát triển, đến nay đã có phiên bản Mfit 5.0 cho Windows. Tương tự Eviews, Mfit 5.0 cung cấp hàng loạt công cụ để sử dụng cho ước lượng, kiểm định giả thuyết, dự báo, xử lý dữ liệu, quản lý tập tin và màn hình hiển thị biểu đồ, đồ thị. Mfit 5.0 được đánh giá là một trong những phần mềm phân tích chuỗi thời gian về kinh tế, tài chính mạnh mẽ nhất hiện nay. Mfit được sử dụng trong giảng dạy môn học kinh tế lượng tại nhiều trường đại học.
1.2.1.4. Các phương pháp dự báo sử dụng trong lập dự toán thu NSNN ngành thuế ngành thuế
- Phương pháp ngoại suy: Các phương pháp mà ngành thuếđang sử dụng để dự báo số thu chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp ngoại suy.
Phương pháp này giảđịnh rằng số thu tiếp tục diễn biến theo xu thế giống như với giai đoạn trước, với kỹ thuật so sánh đơn giản, dễ tính toán và dựa vào tính chất ngắn hạn của những thông tin, đặc biệt là dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia công tác lâu dài trong một lĩnh vực quản lý thu nhất định để suy diễn mức tăng trưởng, khả năng thu,... để dự báo những nguồn thu cụ thể.
Với cách thức tính toán như trên, phương pháp này không tính được đầy đủ, chính xác những thay đổi thu do ảnh hưởng của các yếu tố trong và ngoài nước tác động đến sự thay đổi tốc độ tăng trưởng, cấu trúc nền kinh tế trong tương lai. Hai phương pháp cơ bản mà ngành thuế thường sử dụng để dự báo số thu là:
+ Phương pháp chỉ số dự báo tổng hợp: Phương pháp này sử dụng các chỉ số để tính toán, xác định nguồn thu tổng thể theo khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực hoặc địa bàn trong một kỳ nhất định. Nguồn thu được dự báo trên cơ sở giả định rằng tác động của cơ chế, chính sách hay sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế,... không làm quy luật thu bị phá vỡ.
Các chỉ số thường được sử dụng đó là chỉ số tỷ lệ tăng trưởng thu, chỉ số tỷ trọng thu và chỉ số tỷ lệđiều tiết trên GDP, ứng với mỗi chỉ số, có một phương pháp dự báo. Thông thường cả ba phương pháp trên đều được dùng để dự báo ngắn hạn, áp dụng đối với dự báo khoản thu, sắc thuế, địa bàn thu và tổng thu NSNN khi đánh giá kết quả thu NSNN hàng tháng, quý, năm và khi xây dựng dự toán thu hàng năm. Trước khi thực hiện dự báo, phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thu trong kỳ để loại trừ/ tính thêm các khoản thu đột biến, đột xuất và bất thường phát sinh ngoài quy luật và có cơ sở dự báo các chỉ số tăng trưởng thu cho năm sau.
Do kỳ dự báo là tương đối ngắn, với quy định thu nộp thuế theo các văn bản pháp luật thuế hiện nay, sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế có độ trễ tối thiểu chậm hơn khoảng một tháng (thuế giá trị gia tăng) hoặc một quý (thuế thu nhập doanh nghiệp)… thậm chí cả năm (như thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, lệ phí môn bài)…“thì việc áp dụng phương pháp phân tích, dự báo như trên cũng cho kết quả tương đối sát. Tuy nhiên, đối với dự báo thu trung và dài hạn, thì phương pháp trên cho kết quả còn có sai lệch nhất định.”
Hạn chế của phương pháp này là chỉ tính toán được những khoản thu, sắc thuế phát sinh mang tính ổn định, những khoản thu mới, phát sinh đột biến, phát sinh ngoài quy luật thì phương pháp này không tính toán được. Cụ thể từng phương pháp như sau:
Phương pháp sử dụng tốc độ tăng trưởng thu
Phương pháp này căn cứ trên tốc độ tăng trưởng thu NSNN bình quân các năm (thường lấy là 5 năm) để tính số thu năm dự báo.
Tốc độ bình quân những năm gần nhất được tính theo công thức bình quân nhân của tốc độ tăng trưởng qua các năm:
Tốc độ tăng trưởng thu bình quân của n năm = (Số thuế năm t/ số thuế năm t-n)^(1/n)
Số thuế của năm dự báo = Số thuế của năm liền trước * Tốc độ tăng trưởng bình quân thu các năm (5 năm) gần nhất.
Phương pháp sử dụng chỉ số tỷ trọng thu
Chỉ số tỷ trọng thu được sử dụng để dự báo số thuế thu được trong một năm. Tỷ trọng là tỷ lệ (%) của số thuế thu được trong kỳđánh giá so với mức thu cả năm, được tính bằng công thức:
Tỷ trọng thu n tháng của năm X (%) =
Số thuế thu được của n tháng năm X
x 100 Số thuế thu được của cả năm X
Với một hệ thống chính sách ổn định, cơ chế thu nộp ổn định, kinh tế không có những biến động bất thường thì phương pháp này cho kết quả dự báo tương đối chính xác do mỗi khoản thu, sắc thuế của mỗi ngành hàng, địa bàn thu,“đối tượng nộp thuế có những quy luật sản xuất kinh doanh và thu nộp ngân sách đặc thù do yếu tố mùa vụ, thời tiết,...”
Phương pháp sử dụng chỉ số tỷ lệđiều tiết trên GDP
Thông thường được sử dụng để dự báo số thu cho cả năm sau, được tính bằng công thức:
T(x) = T(x-1) x GDP của năm (x)
Số thu thuếđược tính bằng tỷ lệđiều tiết về thuế trên GDP năm trước nhân (x) với GDP năm sau. Trong đó:
T(x) là số thuế thu được của năm x T(x-1) là số thuế thực thu năm (x-1)
+ Phương pháp dự báo vi mô: Là phương pháp dự báo nguồn thu trên cơ sở phân tích, tính toán cụ thể, chi tiết đến từng cơ sở, doanh nghiệp nộp thuế, để dự báo khả năng các nguồn thu trên một địa bàn hoặc cả nước trong kỳ dự báo. Để dự báo được nguồn thu, cần sử dụng một lượng lớn mẫu doanh nghiệp, cơ sở tính thuế tiêu biểu, từđó ước lượng lên tổng thể. Phương pháp này được sử dụng để tính toán các khoản thu từ khu vực doanh nghiệp, thu phí, lệ phí.
Nội dung của phương pháp này là:
“Tiến hành thu thập dữ liệu về tình hình sản xuất kinh doanh và thu nộp NSNN theo từng khu vực doanh nghiệp, sắc thuế và địa bàn thu.”
“Dữ liệu thu thập thông thường gồm kết quả thực hiện của cả năm trước, của 6 tháng đầu năm báo cáo, kế hoạch đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngành, địa bàn trong 6 tháng cuối năm báo cáo, của năm kế hoạch,...”
Nguồn dữ liệu chủ yếu được thu thập trên hệ thống“quản lý tờ khai thuế, các báo cáo thống kê thuế, thu thập trực tiếp từ doanh nghiệp hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.”
Dự báo thu căn cứ những thông tin về sản lượng, giá bán,“doanh số, chi phí, thu nhập, số thuế đã nộp năm hiện tại,...”trên cơ sở dự báo những thay đổi trong năm sau về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng thu nộp NSNN, các cơ chế, chính sách dự kiến sẽ có hiệu lực trong kỳ dự báo đểước lượng, tính toán nguồn thu và dự báo khả năng thu nộp ngân sách của doanh nghiệp theo các quy trình nghiệp vụ quản lý thu để xác định dự toán thu cho năm sau.
Giả định tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong mối liên hệ với những thay đổi chung về tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giá cả thị trường của ngành hàng đó, địa phương đó, lĩnh vực đó,“năng lực quản lý của
cơ quan thuế trên địa bàn và các nhân tố về chính sách tác động làm ảnh hưởng, thay đổi nguồn thu.”
Cơ quan thuế cấp trên phải phối hợp, thảo luận với cơ quan thuế cấp dưới để làm rõ một số khoản thu trong dự toán. Do nền kinh tế biến động không ngừng, nguồn thu tại từng địa bàn lại có những đặc thù riêng, vì vậy,“cần thảo luận đểđánh giá chính xác các khoản thu ở từng địa bàn hàng năm.”
Hạn chế của phương pháp này là phải tính toán chi tiết đến từng doanh nghiệp, vì vậy, đòi hỏi phải có số liệu thống kê tối thiểu là trong một năm, với một lượng lớn mẫu tiêu biểu. Tuy nhiên, phương pháp này không rút ra được quy luật vận động, biến đổi của nguồn thu do tác động của những thay đổi của cấu trúc nền kinh tế nên mặc dù tính toán với khối lượng mẫu rất lớn nhưng kết quả dự báo thu chưa sát.“Chưa tính toán hết được tác động qua lại của các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ và giá bán như tăng trưởng GDP, mức tăng thu nhập trong dân cư, xu hướng tiêu dùng sản phẩm, các chi phí đầu vào có liên quan phục vụ cho