Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu ngân sách nhà nước tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 58 - 67)

7. Tổng quan các nghiên cứu trước

2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Hn chế:

+ Do kinh tế suy giảm, nguồn thu giảm,“phần lớn các doanh nghiệp quy mô lớn có số nộp NSNN giảm cả thuế GTGT và thuế TNDN,”nợ thuế càng ngày càng tăng, nhất là nợ khó thu, tổng số nợ cao hơn 5% so với số thu NSNN, chưa có biện pháp thu hữu hiệu làm giảm nợ thuế.

+“Trong thời gian qua mặc dù các ứng dụng quản lý thuế được nâng cấp thường xuyên. Tuy nhiên một số chương trình ứng dụng về công tác quản lý thuế nâng cấp chưa kịp thời phù hợp với chính sách thuế mới thay đổi,”bổ sung; các lỗi ứng dụng vẫn còn chưa xử lý kịp thời để nhằm đáp ứng cho việc in các sổ sách báo cáo, các mẫu biểu thống kê báo cáo,… Từ đó làm cho công tác vận hành, khai thác số liệu phục vụ công tác chuyên môn, kiểm soát dự báo thu gặp nhiều khó khăn.

+ Kết quả dự báo trung hạn và dài hạn chưa cao, xây dựng dự toán trung hạn và dài hạn chưa sát với thực tế, thậm chí cả trong dự báo và dự toán ngắn hạn, có năm, có địa phương và có khoản thu, sắc thuế hoàn toàn khác với thực tế, do phương pháp dự báo thu truyền thống không bao quát được hết các nguồn thu và chưa rút ra được quy luật vận động, độ sai lệch khá lớn.

+“Phương pháp phân tích và dự báo thu ngân sách truyền thống chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế theo xu hướng cải cách hiện đại. Đặc biệt, khi thực hiện cơ chế tự tính - tự khai - tự nộp thuế trên phạm vi toàn quốc với hầu hết các sắc thuế chủ yếu, yêu cầu đặt ra đối với kiểm soát dự báo thu là phải phân tích, đánh giá được chính xác chất lượng công tác quản lý thuế trên tất cả các mặt, các khu quản lý thuế như chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, chất lượng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế,...”

+ Cơ sở lý thuyết về dự báo thu để xây dựng mô hình phân tích và dự báo chưa được đầu tư, triển khai nghiên cứu đúng mức.

+ Phương pháp phân tích và dự báo thu còn chậm đổi mới: đến nay ngành thuế vẫn sử dụng phương pháp tính dự toán thu truyền thống, chủ yếu vẫn là xác định các chỉ số như: sản lượng, giá bán, doanh số, chi phí, thu nhập,... của một số sản phẩm và dịch vụ có số thuế nộp ngân sách lớn, để dự báo cho thu năm sau. Phương pháp này chỉ phù hợp khi chính sách thu ổn định, với một nền kinh tế trong tình trạng ổn định, không thể áp dụng cho một nền kinh tếđang phát triển với biến động không ngừng như giai đoạn hiện nay ở nước ta.

+ Phương pháp phân tích và dự báo chưa đảm bảo tính khoa học, chủ yếu là phương pháp thống kê theo mô hình chuỗi thời gian, giảđịnh rằng quy luật đã phát

hiện trong quá khứ (kết quả thống kê 3 đến 5 năm gần nhất) và hiện tại được duy trì trong tương lai, từđó căn cứ vào các chính sách thu hiện hành và sẽ ban hành trong kỳ dự toán, suy diễn, dự báo cho tương lai. Vì vậy, kết quả dự báo trung hạn và dài hạn chưa cao. Thậm chí cả trong dự báo ngắn hạn, có năm, có địa phương và có khoản thu, sắc thuế dự toán hoàn toàn khác với thực tế.

+ Tốn nhiều thời gian, nhân lực và chi phí cho công tác phân tích, dự báo và xây dựng dự toán thu do phải tính toán chi tiết đến nhiều sản phẩm, dịch vụ hàng hóa, tuy nhiên, vẫn không bao quát được hết các nguồn thu do chưa rút ra được quy luật vận động, chưa xây dựng được tiêu chí có cơ sở khoa học để chọn mẫu cần tính toán chi tiết, những mẫu người nộp thuế được chọn ra để tính toán cụ thể hầu như chỉ theo tiêu chí số thuế nộp hiện tại lớn.

+“Chưa có phương pháp hiệu quảđể tính toán, dự báo đối với một số sắc thuế có tính chất không ổn định như thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, các khoản thu từđất và nhà, các khoản thu khác ngân sách và thu cốđịnh tại xã.”

+ Các kết quả của phân tích dự báo thu nói chung còn cảm tính, mang tính cục bộ, sơ sài, chưa định lượng được mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành trong GDP đối với kết quả thu NSNN và sự tác động qua lại của các yếu tố với nhau.

- Nguyên nhân:

Những hạn chế trong công tác lập dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân: khách quan và chủ quan. Nhóm yếu tố khách quan:“Kinh tế tăng trưởng không ổn định, đang trong giai đoạn tái cấu trúc; hệ thống chính sách thuế phức tạp, các ưu đãi thuế dàn trải, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung liên tục; hệ thống thông tin, số liệu thông tin phục vụ cho công tác phân tích dự báo còn nhiều bất cập. Nhóm yếu tố chủ quan: Chưa nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của công tác phân tích, dự báo thu ở các cấp quản lý; ở một số nơi do cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa quan tâm chỉđạo nên công tác phối hợp trong xây dựng dự toán còn chưa tốt; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN còn rất thiếu; năng lực, kinh nghiệm của cán bộ, công chức về phân tích, dự báo thu NSNN còn yếu.

Cụ thể nguyên nhân của những hạn chế là:”

+ Về kinh tế:

Năm 2016 kinh tế địa phương tuy có hồi phục nhưng mức độ phục hồi còn chậm, ảnh hưởng của hạn hán các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.“Theo số liệu thống kê ước tính một số chỉ tiêu chủ yếu thực hiện năm 2016 như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) năm 2016 đạt 6,38% (năm 2015 tăng 6,07%, năm 2014 tăng 5,64%), trong đó khu vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng 3,33% (năm 2015 tăng 3,62%), khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 6,69% (năm 2015 tăng 10,34%) và khu vực Dịch vụ tăng 9,12% (năm 2015 tăng 6,03%). Như vậy, ước tính tăng trưởng của năm 2016 không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch cả năm 2016 là 8,50%) nhưng cao hơn tốc độ tăng năm 2015 là 0,31%; Đối với khu vực Nông - Lâm - Thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn 2,87% so với mục tiêu tăng trưởng cả năm 2016 (Kế hoạch cả năm 6,20%) và thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2015 là 0,29%; Đối với khu vực Công nghiệp - Xây dựng thì tốc độ tăng trưởng thấp hơn 6,31% so với mục tiêu đặt ra cho cả năm 2016 (kế hoạch cả năm 13,0%) và thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2015 là 3,65%. Khu vực Thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2015 là 3,09% và cao hơn kế hoạch 1,12% (kế hoạch 2016 là 8,0%). Nhìn chung ước tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 đạt được cao hơn năm 2015 là do tình hình kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, tuy vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế thế giới nhưng đã có sự phục hồi, các doanh nghiệp từng bước ổn định được trong sản xuất kinh doanh sau một thời gian dài gặp nhiều khó khăn trong các năm 2013, 2014 và 2015.”

Năm 2017“là năm thứ hai triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 với mục tiêu cơ bản là phải đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 7,5%/năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Kinh tế địa phương tuy có hồi phục nhưng mức độ phục hồi còn chậm, ảnh hưởng của hạn hán các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo số liệu thống kê ước tính một số chỉ tiêu chủ yếu thực

hiện năm 2017 như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) năm 2017 đạt 6,04% (năm 2015 đạt 6,07%, năm 2016 đạt 6,38%). Trong đó: Khu vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng 1,81% (năm 2016 đạt 3,33%); khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 7,14% (năm 2016 đạt 6,69%) và khu vực Dịch vụ tăng 9,23% (năm 2016 đạt 9,12%). Như vậy, ước tính tăng trưởng của năm 2017 không đạt kế hoạch đề ra thấp hơn 1,46% (kế hoạch cả năm 2017 là 7,50%) và thấp hơn so với tốc độ tăng năm 2016 là 0,34%. Nhìn chung ước tăng trưởng về kinh tế trong năm 2017 không đạt kế hoạch đề ra và thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2016 là do tình hình phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm.”

Năm 2018 là năm thứ ba triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 với mục tiêu cơ bản là phải đạt tốc độ tăng trưởng“GRDP 7,5%/năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 -”2020. Kinh tế địa phương tuy có hồi phục nhưng mức độ phục hồi còn chậm, ảnh hưởng của hạn hán các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo số liệu thống kê ước tính một số chỉ tiêu chủ yếu thực hiện năm 2018 như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) năm 2018 đạt 6,92% (năm 2016 tăng 6,52%, năm 2017 tăng 5,75%). Trong đó khu vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng 4,93% (năm 2016 tăng 3,33%; năm 2017 tăng 2,53%); khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 8,54% (năm 2016 tăng 6,69%; năm 2017 tăng 7,87%) và khu vực Thương mại - Dịch vụ (kể cả thuế sản phẩm) tăng 7,74% (năm 2016 tăng 9,12%; năm 2017 tăng 7,53%). Như vậy, ước tính tăng trưởng GRDP của năm 2018 đạt 6,92% đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch cả năm 2018 là 6,5%- 7,0%) và cao hơn tăng trưởng năm 2017 là 1,17%. Nhìn chung ước tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt kế hoạch đề ra và tăng nhẹ so với mức tăng trưởng của năm 2017, nhưng so mức tăng trưởng của cả năm 2018 với mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2018 thì tăng trưởng cả năm giảm xuống.

+ Về cơ chế, chính sách:

phân bón, thức ăn gia súc gia cầm, máy móc thiết bị chuyên dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT đã tác động ảnh hưởng làm giảm số thu NSNN trên địa bàn. Trong kỳ ước thực hiện miễn, giảm thuế hộ, cá nhân kinh doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp,… theo các Nghị quyết của Quốc hội và Nghịđịnh của Chính phủ.“Do thay đổi các chính sách thuế mới không thực hiện hoàn thuế GTGT âm liên tục 12 tháng dẫn đến ảnh hưởng làm giảm số thuế GTGT phải nộp. Số thuế không được giải quyết hoàn được tính vào chi phí, ảnh hưởng làm giảm số thuế TNDN. Đã tác động ảnh hưởng làm giảm số thu NSNN trên địa bàn.”

Yếu tố tăng thu: Thu các khoản phải nộp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế,... và thực hiện thu được số nợ cũ năm trước chuyển sang.

+ Về công tác quản lý thu:

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế:

Cục Thuế đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người nộp thuế bằng nhiều hình thức phong phú, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng địa phương như:“Báo Đồng Tháp, Đài Phát thanh truyền hình Đồng Tháp, Sở Tư pháp, Đài phát thanh địa phương, cơ quan Tuyên giáo địa phương,… tuyên truyền, giáo dục về chính sách pháp luật thuế mới được sửa đổi, bổ sung về Luật Quản lý thuế, thuế GTGT, TNDN, TNCN, kê khai, nộp thuế điện tử, hướng dẫn công tác quyết toán thuế năm, chếđộ chính sách về thuế mới đối với hộ kinh doanh cá thể... để cán bộ, công chức ngành thuế và người nộp thuế biết, thực hiện đúng quy định.”

Tổ chức các cuộc hội nghịđối thoại doanh nghiệp, triển khai các cuộc hội nghị về chính sách thuế mới được sửa đổi, bổ sung như: các nội dung mới của pháp luật thuế, sửa đổi, bổ sung về Luật Quản lý thuế, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, các ứng dụng kê khai thuế mới,… cho cán bộ công chức ngành thuế và người nộp thuế. Tổ chức thành công Hội nghị tuyên dương người nộp thuế thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế nhằm động viên người nộp thuế phấn đấu, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hiệu quả và đóng góp nhiều cho

NSNN. Hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn pháp luật thuế cho người nộp thuế: trả lời trên trang thông tin điện tử, trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế, qua điện thoại và tiếp nhận trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên,“cơ chế chính sách về thuế thay đổi liên tục, Cục Thuế đã nỗ lực tổ chức rất nhiều cuộc đối thoại, triển khai chính sách thuế mới, những sửa đổi, bổ sung nhằm giúp cho người nộp thuế nắm bắt để thực hiện, nhưng về phía người nộp thuế vẫn còn một sốđối tượng nộp thuế chưa thật sự”quan tâm.

Công tác quản lý kê khai và kế toán thuế:

Cục Thuế và các Chi cục Thuế đã đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp tờ khai thuế, các trường hợp chậm nộp tờ khai thuế đa số thuộc các đối tượng kinh doanh không hiệu quả, ngưng, nghỉ nhưng chậm làm thủ tục ngừng hoạt động.“Các trường hợp nộp chậm đều lập biên bản và xử lý đúng theo luật định. Từđó đã từng bước nâng cao được ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của người nộp thuế. Công tác cấp mã số thuế, hoàn thuếđược các bộ phận quản lý chức năng tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng theo quy trình, quy định. Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật về thuế chưa nghiêm thực hiện kê khai nộp thuế chưa đúng quy định, cố tình khai sai, thiếu số thuế phải nộp hoặc chây ỳ và dây dưa nợ thuế, khi thanh toán được nợ cũ xong, thì để phát sinh nợ mới.”

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế:

Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra thuế luôn“được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Thuế, các phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế, Chi cục Thuế có nhiều nỗ lực cố gắng triển khai thực hiện đạt chỉ tiêu được giao. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế luôn thực hiện đúng theo quy trình, tập trung tại các doanh nghiệp khi phân tích có mức độ rủi ro cao, gian lận về thuế, từ đó kết quả qua thanh tra, kiểm tra đã xử lý truy thu và phạt thuếđạt kết quả tốt. Tuy nhiên, quá trình xử lý sau khi thanh tra, kiểm tra một số vụ còn chậm, kéo dài thời gian đối với các trường hợp phức tạp, nguyên nhân do xác minh hoá đơn, đối chiếu chứng từ ở các tỉnh bạn, chính sách thuế chưa rõ ràng phải xin ý kiến Tổng cục Thuế nên ảnh hưởng đến tiến độ thanh tra, kiểm tra. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bằng nhiều hình thức đa dạng hoá trong kinh doanh mà các văn bản quy

phạm pháp luật còn nhiều kẻ hở. Từ đó có nhiều doanh nghiệp gian lận trốn thuế bằng nhiều hình thức dẫn đến công tác thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý về thuế.”

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Đã triển khai“thực hiện các biện pháp thu hồi nợ thuế như: Ban hành các thông báo tiền thuế nợ và phạt chậm nộp (mẫu 07/QLN) đúng thời gian quy định, các quyết định cưỡng chế. Công khai thông tin người nợ thuế lên phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường công tác phối hợp với cơ quan Công an, chỉ đạo Tổ thu nợ Liên ngành Công an - Thuế thường xuyên có biện pháp xử lý thu hồi nợđối với các doanh nghiệp thuộc diện nợ khó thu. Đề xuất UBND tỉnh mời các doanh nghiệp đến làm việc xử lý cho cam kết nộp nợ thuế và thực hiện việc cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp nợ thuế lớn tập trung ở các lĩnh vực hoạt động sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu, kinh doanh lương thực,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu ngân sách nhà nước tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)