7. Tổng quan các nghiên cứu trước
2.4.1. Giới thiệu đối tượng khảo sát
Đối tượng phỏng vấn phải là những người có kiến thức sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm, thành thạo về chuyên môn, phong phú về khả năng thực tiễn trong lĩnh vực dự báo thu và xây dựng dự toán thu NSNN. Do đó, giúp dự báo sát xu hướng vận động, biến đổi của nguồn thu, cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình hoạch định chính sách, đồng thời ước lượng và đánh giá được nguồn thu từ chính sách thuế sẽ ban hành. Từ đó, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp có các biện pháp triển khai thực hiện và dự toán thu NSNN phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Đối tượng khảo sát cũng là những người thấy được mâu thuẫn tồn tại trong lĩnh vực được giao, những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quá trình dự báo thu và dự toán thu, đưa ra các biện pháp xử lý những thiếu sót trong công tác thu nộp thuếđểđảm bảo số thu trong kế hoạch tổng hợp và kế hoạch chi tiết dự toán thu NSNN. Đồng thời, nhận định, đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm giúp cho công tác hoàn thiện xây dựng dự toán thu NSNN và“tổ chức quản lý thu thích hợp.”
Dựa“trên các tiêu chí đã nêu, đối tượng khảo sát được lựa chọn là những người có liên quan đến việc lập dự toán thu NSNN và kiểm soát dự báo thu NSNN thuộc Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể: Chuyên viên và Lãnh đạo Cục Thuế 28 cán bộ (gồm 24 cán bộ ở 12 Chi cục Thuế trực thuộc và 4 cán bộở Văn phòng Cục Thuế). Đây là những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thuế tỉnh Đồng Tháp hoặc cán bộ trực tiếp thực hiện công tác dự toán thu NSNN hàng năm. Phiếu khảo sát gồm những câu hỏi mởđể đối tượng được phỏng vấn đưa ra ý kiến, quan điểm về xây dựng dự toán NSNN tại đơn vị mình hiện nay.”Phương pháp phỏng vấn, thảo luận trực tiếp với chuyên gia được thực hiện trong tháng 5/2019. Những thông tin do chuyên gia cung cấp được ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ, phục vụ cho nghiên cứu và củng cố các phân tích ở những phần trên.
2.4.2. Tổng hợp ý kiến
Kết quả điều tra thông qua bảng câu hỏi mở với 28 đối tượng liên quan đến việc lập dự toán thu NSNN và kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thể hiện qua Bảng 2.4.“Việc khảo sát ý kiến chuyên gia sẽ phản ánh đúng thực trạng công tác lập dự toán thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp hiện nay, đồng thời đảm bảo tính thực tiễn, khả thi cho các giải pháp đề xuất.”
Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về lập dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp Stt Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dự báo thu NSNN - Nguồn nhân lực, kiến thức, kỹ năng, khả năng phân tích, đánh giá của cán bộ trực tiếp làm dự toán;“công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về xây dựng dự toán thu NSNN; việc hướng dẫn lập dự toán của Cơ quan Thuế cấp trên, thời gian cần thiết cho việc lập dự toán.”
- Khả năng dự báo tăng trưởng các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp đối với tỉnh Đồng Tháp; tăng
32,14%
Stt Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%)
trưởng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp nông nghiệp, thủy sản.
- Khả năng nắm bắt kịp thời và ước lượng nguồn thu từ những thay đổi của các chính sách thuế. - Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và các
công cụ hỗ trợ khác trong công tác quản lý, lập dự toán.
- Nguồn số liệu cho phân tích, đánh giá, tính khoa học, phù hợp của phương pháp lập dự toán.
- Sự phối hợp giữa các Phòng, Chi cục Thuế với cán bộ lập dự toán trong việc cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến, và công tác phối hợp triển khai thực hiện dự toán thu. 10,71% 10,71% 17,86% 14,29% 2 Phương pháp dự báo thu sử dụng trong dự toán đang được áp dụng hiện nay
- Dựa vào tốc độ tăng thu qua các năm để ước số thu cho năm tiếp theo.
- Lập dự toán dựa vào kết quả thực hiện năm trước, áp một tỷ lệ tăng thu nhất định dựa trên dự báo tăng trưởng kinh tế năm tiếp theo do các cơ quan khác ở địa phương công bố (theo các nghị quyết của chính quyền địa phương, số liệu của cơ quan thống kê,...).
- Dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh năm trước, kết quả sản xuất kinh doanh năm hiện tại đến thời điểm lập dự toán của các doanh nghiệp có đóng góp nhiều nhất cho thu ngân sách (tỷ trọng đóng góp vào số thu hàng năm của doanh nghiệp đó/tổng số thu) để dự báo thu cho năm sau theo tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của doanh nghiệp.
17,86%
35,71%
Stt Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%)
- Dựa vào sự thay đổi của chính sách thuế (đối tượng thu, thuế suất, miễn giảm thuế,…)“để ước dự toán cho năm sau (chủ yếu dựa vào tăng/giảm giá tính thuế và thuế suất); dựa vào kiểm soát các yếu tố trên tờ khai của từng doanh nghiệp (để dự toán hoàn thuế đối với các doanh nghiệp thường hoàn thuế GTGT xuất khẩu, hoàn dự án đầu tư).”
- Giao cho cán bộ, công chức trực tiếp lập dự toán thực hiện (dựa theo đánh giá chủ quan của cán bộ phân tích) và theo hướng chỉ đạo của lãnh đạo để ước số thu năm sau.
14,29% 10,71% 3 Thuận lợi, khó khăn trong lập dự toán hàng năm Thuận lợi:
- Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Cơ quan Thuế.
-“Sự phối hợp của các Phòng chuyên môn, các Chi cục Thuế trong lập và thực hiện dự toán.”
-“Sự nhiệt tình cùng kinh nghiệm, năng lực của cán bộ lập dự toán, nền tảng công nghệ thông tin của ngành thuế dần hoàn thiện giúp cán bộ thuế dễ khai thác thông tin quản lý phục vụ cho lập dự toán thu ngân sách hàng năm.”
- Môi trường đầu tư kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh ở tỉnh Đồng Tháp mang tính bền vững, ít có những biến động bất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dự báo thu,…
25,00%
28,57%
28,57%
Stt Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%)
Khó khăn:
-“Cán bộ lập dự toán chưa được đào tạo chuyên sâu về kinh tế dự báo, phương pháp lập dự toán, chưa nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách thuế. Số lượng cán bộ tham gia lập dự toán ít trong khi số liệu dự toán lớn; thời gian lập dự toán hàng năm sớm, thời gian để thực hiện lập dự toán ngắn.”
- Thông tin phục vụ lập dự toán chưa thống nhất, chưa kịp thời, đầy đủ. Ứng dụng quản lý thuế tập trung mới triển khai thời gian gần đây nên số liệu những năm trước phải tổng hợp thủ công hoặc khai thác trên các ứng dụng quản lý cũ, tốn nhiều thời gian, công sức.
- Chính sách thuế nhiều và thường xuyên thay đổi. - Kinh tế tỉnh Đồng Tháp phụ thuộc nhiều vào sản
xuất nông nghiệp với nhiều biến động về thị trường, xuất khẩu, mất mùa, dịch bệnh,… khó có thể lường trước phần nào ảnh hưởng đến dự báo thu hàng năm,… 42,85% 21,43% 14,29% 21,43% 4 Phương pháp lập dự báo thu đề xuất
- Phương pháp sử dụng tốc độ tăng trưởng thu. - Phương pháp sử dụng chỉ số tỷ trọng thu. - Phương pháp dự báo vi mô.
- Phương pháp dựa trên lý thuyết kinh tế lượng. - Phương pháp chuyên gia.
- Kết hợp nhiều phương pháp dự báo.
39,29% 10,71% 14,29% 7,14% 7,14% 21,43%
Stt Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%) 5 Giải pháp nâng cao chất lượng dự toán - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Lãnh đạo Cục Thuế.
- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, nắm bắt kịp thời sự thay đổi của các chính sách thuế.
- Xây dựng, hoàn thiện quy trình lập dự toán và lựa chọn phương pháp lập dự toán phù hợp cho từng nội dung thu ngân sách; bám sát các chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan Thuế cấp trên.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác hệ thống thông tin quản lý của ngành thuế vào việc lập dự toán.
-“Nuôi dưỡng sựổn định và đa dạng hóa, khai thác hiệu quả các nguồn thu, góp phần tăng thu hàng năm và đảm bảo sự chính xác của dự toán qua việc tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp.” 10,71% 21,43% 28,57% 17,86% 21,43% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, thực hiện từ ngày 03-05-2019 đến ngày 31-05-2019.
Dựa“trên kết quả tổng hợp ý kiến của cán bộ, công chức có nhiều kinh nghiệm cho thấy những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc dự báo thu và xây dựng dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.”Cụ thể:
2.4.2.1. Tích cực
Công tác dự báo thu đảm bảo xây dựng dự toán thu NSNN sát với tình hình thực tế ởđịa phương, thống nhất cao với Sở Tài chính để tham mưu tốt cho UBND tỉnh khi thảo luận dự toán ngân sách với Bộ Tài chính hàng năm, xây dựng dự toán thu cho năm kế hoạch (năm sau) được thực hiện trên cơ sở rà soát tính toán khả
năng thu của từng loại thuế, từng nguồn thu, từng khu vực kinh tế góp phần tăng cường quản lý kịp thời, sát các nguồn thu, các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thu đúng, thu đủ theo quy định pháp luật về thuế.
Giúp cho công tác xây dựng dự toán hàng năm xây dựng được cơ sở dữ liệu thống nhất, phù hợp và sát với tình hình thực tếđịa phương, giảm bớt khoảng cách chênh lệch dự toán thu giữa Trung ương với địa phương, giữa cấp huyện với tỉnh. Nâng cao trách nhiệm về sự tuân thủ các quy định,“hướng dẫn trong quá trình xây dựng dự toán thu NSNN hàng năm mang tính tích cực, khắc phục tình trạng trước đây thường là lập dự toán làm xa thực tế, nặng về tính cân đối theo nhu cầu chi, không tính hết khả năng kinh tế của nguồn thu.”
Công tác rà soát, đánh giá, phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn được sâu sát, làm rõ những khoản thu còn thất thoát, các nguồn thu còn tiềm năng, đề ra giải pháp cụ thể để kiến nghị với UBND chỉđạo các ngành, các cấp phối hợp thực hiện.
2.4.2.2. Hạn chế
Kinh tế tăng trưởng không ổn định,“chính sách thu luôn biến động do phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nền kinh tế,”việc kiểm soát dự báo thu NSNN và lập dự toán thu NSNN mặc dù luôn được ngành thuếĐồng Tháp quan tâm và đã có nhiều tiến bộ.“Tuy nhiên, lực lượng làm công tác xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN còn rất thiếu”(tại Văn phòng Cục Thuế chỉđược bố trí 2 người, Chi cục Thuế 1 người).
Phương pháp dự báo hiện nay chưa khoa học, hiện đại, có thể bị áp đặt hoặc bị làm sai lệch theo cảm nhận chủ quan. Việc kiểm soát dự báo thu chưa được toàn diện, sâu sắc, chưa phân định được những nhân tốảnh hưởng khách quan, chủ quan, chính yếu và thứ yếu.
Ngoài ra, hệ thống biểu mẫu lập dự toán thu NSNN thường xuyên thay đổi, bổ sung nên gây khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, hệ thống thông tin phục vụ kiểm soát dự báo và xây dựng dự toán thu NSNN mới chỉ là các thông tin mang tính tổng hợp, chưa đầy đủ.
2.4.2.3. Nguyên nhân
- Công tác dự báo thu và xây dựng dự toán thu NSNN chưa được nhận thức đúng, đầy đủ và đầu tưđúng mức.
- Năng lực về kiểm soát dự báo thu NSNN để xây dựng dự toán thu NSNN của cán bộ chuyên môn còn yếu, chưa được nâng cao, đào tạo chuyên sâu về tài chính, thuế, dự báo còn theo cảm nhận chủ quan của cán bộ kiểm soát.
- Thiếu các thông tin tổng hợp đầy đủ, tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo. Dữ liệu đầu vào có được chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của dự báo thu do các thông tin ngoài ngành, không chủ động khai thác và nắm bắt được, các khoản thu có tính chất không ổn định, không theo quy luật khó dự báo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Từ các số liệu phân tích trong Chương 2 cho thấy thực trạng công tác“xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp còn có một số hạn chế như:”(1)“Xây dựng dự toán trung hạn và dài hạn chưa sát với thực tế, chưa đảm bảo tính khoa học, chủ yếu là phương pháp thống kê theo mô hình chuỗi thời gian, dẫn đến kết quả dự báo trung hạn và dài hạn chưa cao; (2) Phương pháp phân tích và dự báo thu ngân sách truyền thống chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế theo xu hướng cải cách hiện đại; (3) Chưa có phương pháp hiệu quả để tính toán, dự báo đối với một số sắc thuế có tính chất không ổn định … và nguyên nhân của các hạn chế là do: (1) Kinh tế tăng trưởng không ổn định; (2) Cấp lãnh đạo quản lý chưa nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của công tác phân tích và dự báo thu; (3) Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN còn rất thiếu; năng lực,”kinh nghiệm“của cán bộ, công chức về phân tích, dự báo thu NSNN còn yếu,…”
Chương 3.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU NSNN DỰA TRÊN CƠ SỞ KIỂM SOÁT DỰ BÁO THU NSNN
TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP