7. Tổng quan các nghiên cứu trước
1.2.2.1. Khái quát chung dự toán thu NSNN ngành thuế
Dự toán“thu NSNN là sự tính toán, dự kiến các khoản thu NSNN trong một thời gian nhất định ở tương lai (thường là 1 năm, 1 quý) theo đúng những quy định của pháp luật về quản lý NSNN. Lập dự toán thu NSNN là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng của quá trình ngân sách mỗi quốc gia. Lập dự toán thu NSNN quá trình xây dựng, quyết định dự toán thu ngân sách của Nhà nước trong tương lai. Lập dự toán thu NSNN là khâu tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo trong quá trình”NSNN.
- Vai trò của lập dự toán thu NSNN
Dự toán thu là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý NSNN, quyết định tới cân đối NSNN. Dự toán thu có vai trò quan trọng trong công tác quản lý NSNN, cụ thể:
+ Trên phạm vi cả nước: Dự toán thu là một bộ phận quan trọng trong dự toán NSNN.“Là cơ sở phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động của Chính phủ trong kỳ kế hoạch, và xây dựng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.”
+ Đối với từng địa phương: Dự toán thu là chỉ tiêu quan trọng để xác định số thu ngân sách địa phương và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cấp cho ngân sách cấp dưới.
+“Đối với ngành thuế: Dự toán thu là bộ phận không thể tách rời trong kế hoạch hàng năm của ngành thuế, là nhiệm vụ chính trị đối với ngành thuế trong công tác thực hiện quản lý thu thuế hàng năm.”
Chất“lượng công tác lập dự toán thu nội địa quyết định đến chất lượng của dự toán thu NSNN. Việc lập dự toán thu NSNN sát với thực tế có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cân đối thu, chi ngân sách chủđộng, tích cực, hiệu quả; hạn chế các tác động tiêu cực do bội thu hoặc bội chi gây ra; thúc đẩy, tăng cường quản lý ở cơ quan thuế các cấp và là công cụđánh giá chất lượng quản lý thu.”
- Phân loại dự toán thu ngân sách
+ Theo độ dài thời gian: Có thể phân thành dự toán ngắn hạn, dự toán trung hạn và dự toán dài hạn.
Dự toán ngắn hạn: Dự toán thu hàng năm, dự toán quý.
Dự toán trung hạn: Thời gian dự toán khoảng 3-5 năm, được lập căn cứ trên kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn.
Dự toán dài hạn: Dự toán mang tính chiến lược, được lập căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế, xã hội dài hạn 5-10 năm, phục vụ cho việc xây dựng chiến lược về thu - chi ngân sách dài hạn 5-10 năm.
+ Theo phạm vi quản lý: Có thể phân dự toán thu NSNN thành dự toán tổng hợp và dự toán chi tiết.
Dự toán tổng hợp: Là dự toán được lập tổng hợp theo khoản thu, sắc thuế, tổng hợp theo địa bàn.
“Dự toán chi tiết: Là dự toán được lập chi tiết đối với từng đơn vị quản lý, từng khoản thu, sắc thuế theo từng khu vực kinh tế, hoặc theo cấp quản lý.”
+ Theo tính pháp lý: Có thể phân dự toán thu NSNN thành dự toán pháp lệnh và dự toán phấn đấu.
Dự toán pháp lệnh:“Là dự toán do Chính phủ xây dựng sau đó trình Quốc hội thảo luận, biểu quyết và thông qua. Căn cứ Nghị quyết về dự toán ngân sách được Quốc hội thông qua, Chính phủ quyết định giao dự toán thu cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Dự toán này là chỉ tiêu pháp lệnh mà cơ quan thuế các cấp phải thực hiện, đây cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng của mỗi cấp.”
UBND các tỉnh, thành phố xây dựng sau đó trình Hội đồng nhân dân thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN trên địa bàn. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành quyết định giao dự toán thu thuế cho UBND và cơ quan thuế cấp dưới. Dự toán này thông thường cao hơn dự toán pháp lệnh do Quốc hội thông qua. Dự toán này vừa là dự toán mang tính pháp lệnh, vừa mang tính phấn đấu đối với các cấp ởđịa phương.
cho cơ quan thuế cấp dưới thực hiện. Dự toán phấn đấu mang tính chất định hướng, chỉđạo, nhằm đảm bảo hoàn thành và hoàn thành đạt, vượt mức dự toán pháp lệnh.