Chuỗi ba Dự án Tài chính nông thôn I, II và III

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 49 - 54)

Từ năm 2002, BIDV/CN SGD3 trực tiếp đảm nhận vai trò Chủ Dự án và cho vay nguồn vốn tín dụng các dự án Tài chính Nông thôn I, II và III tới các Định chế tài chính tham gia dự án (PFIs). Tổng vốn tín dụng của dự án là 548 triệu USD. Hiện dư nợ của 3 dự án TCNT đạt 7.307 tỷ đồng trên tổng nguồn còn lại là 7.337 tỷ đồng. Tỷ lệ sử dụng nguồn là 99,6%.

Chuỗi ba Dự án TCNT có một số khác biệt nhỏ về thiết kế và thực hiện, tuy nhiên về cơ bản, mục tiêu, các công cụ thực hiện, các cấu phần của dự án là tương tự như nhau, nên có thể coi Dự án TCNT II và III là các giai đoạn tiếp theo của Dự án TCNT I (gọi chung là các Dự án TCNT).

i. Mục tiêu của Dự án

Mục tiêu chính và xuyên suốt của các Dự án Tài chính nông thôn là: cải thiện đời sống tại các vùng nông thôn thông qua việc khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân; tăng cường năng lực hệ thống ngân hàng tài trợ cho khu vực tư nhân và tăng khả năng tiếp cận của người nghèo nông thôn tới dịch vụ tài chính.

Trong bối cảnh hiện Việt Nam còn là một quốc gia nghèo với khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn về số người nghèo của quốc gia, những mục tiêu cơ bản nói trên của Dự án đã và vẫn sẽ còn tiếp tục có ý nghĩa quan trọng.

ii. Các hợp phần tài trợ

38

Bảng 3.2. Một số nội dung cơ bản của các Dự án TCNT tại SGD 3 ST T Nội dung Dự án TCNT I Dự án TCNT II Dự án TCNT III

1. Số hiệu khoản vay IDA

2855-VN

IDA 3648-VN

IDA 4447-VN 2. Giai đoạn rút vốn giải ngân 1997-2001 2003-2009 2009 - 2013 3. Giai đoạn cho vay quay vòng 2002-2022 2010-2027 2014-2032 4. Tổng vốn tài trợ (USD) 113,25 triệu 200 triệu 200 triệu 5. Cấu phần tín dụng (USD) 105,75 triệu 189,7 triệu 185 triệu 6. Cấu phần phi tín dụng(USD) 7,5 triệu 10,3 triệu 15 triệu

(Nguồn: Tổng hợp Hiệp định tín dụng của các Dự án TCNT tại SGD3)

Theo đó, các dự án TCNT II và III có số vốn tài trợ tương đương nhau khoảng 200 triệu USD, lớn hơn nhiều so với dự án I (113,25 triệu USD).

Điểm chung của hợp phần tín dụng là được chia thành 2 tiểu hợp phần: hợp phần chuyên cung cấp tín dụng ngắn và trung hạn để tài trợ nhu cầu vốn lưu động và tài sản cố định cho người nghèo/hộ gia đình vi mô thu nhập thấp, có nhu cầu vay vốn nhỏ, và một hợp phần chuyên cung cấp tín dụng trung và dài hạn tài trợ tài sản cố định, mở rộng sản xuất cho các cá nhân/hộ gia đình/doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp…

Dự án TCNT I đã kết thúc giai đoạn rút rốn giải ngân vào năm 2002, đồng thời trong năm này vai trò ngân hàng bán buôn tín dụng được chuyển từ NHNN sang BIDV. Từ nguồn trả nợ gốc của các ngân hàng tham gia, Dự án đã tạo ra một Quỹ Quay vòng có thời gian tồn tại đến 2022 với nguồn vốn trị giá 1.461 tỷ VND vào thời điểm chuyển giao. Dự án TCNT II kết thúc giai đoạn rút vốn giải ngân vào tháng 9/2009. Tuy nhiên, tương tự như Dự án TCNT I, nguồn vốn Quỹ Quay

39

vòng của Dự án TCNT II sẽ tồn tại đến năm 2027 và tiếp tục cho vay qua các PFI để thực hiện các mục tiêu của Dự án.

Dự án TCNT III bắt đầu thực hiện từ năm 2009 và kết thúc vào cuối năm 2013 cũng theo mô hình bán buôn tín dụng. Tương tự như Dự án TCNT I và II, nguồn vốn Quỹ Quay vòng của Dự án TCNT III sẽ tồn tại đến năm 2033 và được tiếp tục cho vay qua các TCTD để thực hiện các mục tiêu của Dự án.

iii. Cơ chế thực hiện dự án

Cơ chế thực hiện dự án bán buôn được thể hiện ởsơ đồ sau:

Hình 3.2. Cơ chế thực hiện dự án TCNT

Theo sơ đồ trên, Chính phủ (Bộ Tài chính) sẽ chịu rủi ro hối đoái liên quan đến việc giải ngân SDR/USD. BIDV/SGD3 sẽ chịu rủi ro về các khoản vay đối với PFI. Việc thẩm định tiểu dự án là trách nhiệm của các PFI và PFI tự chịu rủi ro trong việc cho vay lại tới Người vay cuối cùng.

iv. Các phương thức rút vốn giải ngân

40 ngân cho các PFI:

-Bồi hoàn vốn: Trên cơ sở các hồ sơ chứng từ hợp lệ của các khoản chi tiêu mà PFI đã thanh toán hoặc đã giải ngân cho người vaycuối cùng.

-Ứng trước vốn: Trên cơ sở kế hoạch giải ngân và đơn xin ứng trước vốn của PFI, SGD3 tiến hành giải ngân cho PFI. Trong vòng khoản thời gian nhất định, PFI phải giải ngân hết số tiền đó cho người vay cuối cùng theo đúng quy định của Dự án và gửi hồ sơ cho SGD3.

v. Các tiêu chí lựa chọn các PFI tham gia Dự án TCNT

(i) Tính hợp pháp: Các PFI phải được thành lập, tổ chức và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và tuân thủ yêu cầu về kiểm toán và các quy định về ngân hàng; (ii) Khả năng thanh toán: Một PFI được coi là có khả năng thanh toán khi giá trị các tài sản đủ trang trải các khoản nợ của nó, đặc biệt là những khoản nợ đối với những người gửi tiền và những người cho vay. Xác định khả năng thanh toán dựa vào 3 tiêu chí: Tỷ lệ nợ quá hạn ròng không vượt quá 6% so với tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu/vốn tự có không vượt quá 25%; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng 9%; (iii) Tính thanh khoản: Được xác định bởi tài sản lưuđộng trên các tài sản nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này phải không được thấp hơn 25%. (iv) Khả năng sinh lời và tính hiệu quả: Được xác định bằng các chỉ số tài chính: ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có, tức là lợi nhuận ròng sau khi nộp thuế so với vốn tự có tại thời điểm đầu năm, tỷ lệ này theo yêu cầu phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm), ROA (Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có sinh lời tức là lợi nhuận ròng trong năm /tài sản có sinh lời phải lớn hơn 0,5%). (v) Chất lượng, năng lực của đội ngũ quản lý và nhân viên: Đội ngũ cán bộ phải đảm bảo có khả năng để triển khai có hiệu quả hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay nguồn vốn của Dự án.

vi. Yêu cầu đối với công tác cho vay

 Các bên tham gia Dự án gồm:

41

-PFI (Các định chế tài chính được lựa chọn tham gia thực hiện hoạt động bán lẻ) gồm các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, Quỹ Tín dụng Nhân dân và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam;

-Người vay cuối cùng, là các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân nông thôn có tiểu dự án hợp lệ.

 Tiêu chí hợp lệ để được Dự án tài trợ:

Là các phương án, dự án khả thi nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn được thực hiện tại các khu vực sau:

-Dự án TCNT I: toàn quốc, trừ khu vực nội thành của 2 Thành phố lớn là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh;

-Dự án TCNT II: toàn quốc, trừ Khu vực nội thành của 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh;

-Dự án TCNT III: toàn quốc, trừ Khu vực nội thành và ngoại thành của 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh;

- Các ngành nghề được tài trợ chủ yếu: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn trong các lĩnh vực chế biến nông lâm hải sản; các ngành nghề truyền thống như may mặc, thêu đan, thủ công mỹ nghệ…; Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất – kinh doanh như vận chuyển, chế tạo cơ khí và xây dựng ở khu vực nông thôn.

 Cơ cấu tài trợ của Dự án:

-Đối với Quỹ RDF: Dự án đòi hỏi có sự đóng góp tài trợ của 3 bên là người vay cuối cùng, PFI và Dự án. Theo đó, để gia tăng trách nhiệm đối với PFI trong sử dụng vốn Dự án, Dự án III đòi hỏi PFI tài trợ bổ sung tối thiểu 15% (so với 10% của Dự án I và II), trong khi giảm tỉ lệ tài trợ của WB xuống ở mức tối đa là 70% (so với 75% của 2 Dự án I và II), riêng tỉ lệ tài trợ của người vay cuối cùng vẫn giữ ở mức tối thiểu 15% tại ba Dự án.

-Đối với Quỹ MLF: Giá trị một khoản vay MLF cho một tiểu dự án không đựơc vượt quá số tiền tương đương 500 USD đối với người vay là cá nhân/hộ gia

42

đình; Không vượt quá số tiền tương đương 1.000 USD đối với bên vay là doanh nghiệp hộ gia đình có thuê ít nhất 3 nhân công không phải là thành viên trực tiếp của gia đình (Theo tỷ giá do NHNN công bố tại thời điểm cho vay lại).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)