Việc nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ lãnh đạo, nhất thiết phải bổ sung đội ngũ cán bộ đủ về số lượng mạnh về chất lượng để đảm bảo triển khai nhanh chóng dự án và đáp ứng nhu cầu kiểm tra giám sát là yêu cầu lâu dài trong suốt vòng đời dự án.
Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ cần chú ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, rà soát lại trình độ cán bộ có tính đến xu hướng phát triển dài hạn của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường tài chính để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện kiến thức chuyên môn. Đối với cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, trước hết phải có một kiến thức chuyên môn vững chắc, sâu trong lĩnh vực ngân hàng và rộng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội có liên quan.
Thứ hai, phân công cán bộ phụ trách và theo dõi từng mảng công việc sâu theo từng lĩnh vực để tạo ra sự chuyên môn hoá. Mặt khác, xây dựng cơ chế luân chuyển có kế hoạch nhằm tránh sự trì trệ và đề phòng phát sinh các mối quan hệ
80
không lành mạnh với khách hàng. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kế cận nhằm bồi dưỡng nguồn cán bộ, đảm bảo sự liên tục và kế thừa. Cơ cấu cán bộ phải đảm bảo sự hợp lý về độ tuổi, kết hợp sự năng động và nhạy cảm của cán bộ trẻ với kinh nghiệm của cán bộ cũ.
Thứ ba, thực hiện các chính sách động lực như: chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài; chính sách sử dụng, bố trí nhân lực; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; về tiền lương, tiền thưởng... có cơ chế gắn liền thu nhập và tính tự chịu trách nhiệm của cán bộ với hiệu quả công việc. Kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ lợi dụng quyền hạn để mưu cầu những toan tính cá nhân, gây thiệt hại về vật chất và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan.
Thứ tƣ, tự đào tạo thông qua phương thức thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về các quy định, quy trình, tình huống tín dụng, cập nhật cơ chế chính sách mới của Chính phủ, các bộ ngành… để trang bị kiến thức kỹ năng đáp ứng yêu cầu công tác trong thời kỳ mới.