Việc phát triển và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý hiện đại trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hệ thống theo dõi và đánh giá của Dự án đảm bảo cung cấp kịp thời báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu. Để đồng bộ tạo điều kiện cho việc cập nhật số liệu báo cáo thống kê chính xác và nhanh chóng, SGD 3 cần tiếp tục hoàn thiện các phần mềm và chương trình nhằm quản lý thông tin, dữ liệu PFI cũng như dữ liệu người vay cuối cùng của các PFI trong khuôn khổ các Dự án TCNT và VNSAT.
Hiện tại SGD3- BIDV đang sử dụng 3 phần mềm để quản lý dữ liệu các dự án do SGDIII tự thiết kế, xây dựng là Chương trình phần mền Quản lý dự án để quản lý tổng thể dữ liệu của 3 dự án TCNT gồm: (i) Số liệu phát sinh cho vay thu nợ hàng ngày; (ii) Hệ thống Báo cáo phục vụ công tác quản trị, điều hành của Ban Giám đốc SGDIII; (iii) Báo cáo tiến độ quý gửi WB; (vi) Báo cáo thống kê toàn diện các chỉ số kinh tế xã hội của Dự án cung cấp cho WB; (v) Lưu trữ dữ liệu của 3 Dự án; Chương trình phần mềm VNSAT MIS để quản lý dữ liệu của dự án VNSAT, tương tự như dự án TCNT, tuy nhiên được thiết kế phù hợp với đặc điểm của VNSAT với nhiều nghiệp vụ phức tạp như (i) Dữ liệu hợp đồng có ân hạn lãi suất, (ii) Tính toán lãi ân hạn và không ân hạn, (ii) Hệ thống các báo cáo tháng, quý, năm cung cấp cho Bộ Nông nghiệp… và Chương trình phần mềm Hạch toán kế toán Dự án để hỗ trợ kết nối số liệu kế toán của các dự án vào dữ liệu chung toàn hệ thống BIDV.
Về cơ bản các phần mềm trên đã đáp ứng được yêu cầu quản lý và hạch toán Dự án. Chất lượng các chương trình khá ổn định qua nhiều lần nâng cấp, đảm bảo cân đối hài hòa lợi ích giữa chi phí và hiệu quả sử dụng, phù hợp với yêu cầu thực
78
tiễn, đáp ứng được yêu cầu cung cấp số liệu cho WB cũng như HSC BIDV trong những năm qua.
Tuy nhiên theo trên thực tế, các chương trình phần mềm tự thiết kế cũng có những hạn chế nhất định do dung lượng còn thấp, tốc độ xử lý chậm, nhiều giao dịch chưa đồng bộ gây khó khăn trong việc quản lý tình hình các khoản vay (ví dụ như: các khoản vay đã tất toán rồi nhưng vẫn còn trên sao kê; PFI lập sai sao kê, trùng lặp người vay cuối cùng do các dữ liệu đều chỉ được nhập thủ công từ cán bộ Thẩm định dự án tại Ban QLDA tại SGD 3 nên còn có thể có sai sót…).
Do đó, yêu cầu trong thời gian tới SGD3 cần tiếp tục nâng cấp các phần mềm nhằm cải thiện việc cập nhật thông tin và nâng cao việc sử dụng ứng dụng khoa học trong hoạt động kinh doanh, ví dụ như: (i) Phần mềm về quản lý thông tin, dữ liệu PFI: nhằm xây dựng được kho dữ liệu tài chính và phi tài chính của PFI một cách có hệ thống, lưu trữ lâu dài, đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng điều chuyển nhân sự mạnh như hiện nay; (ii) Chương trình quản lý dữ liệu người vay cuối cùng của các PFI: nhằm khắc phục các hạn chế của các chương trình QLDA đang vận hành giúp quản lý sao kê chi tiết thông tin người vay cuối cùng, tránh việc PFI gian lận trong lập sao kê giải ngân, đồng thời tạo điều kiện phê duyệt hồ sơ trực tuyến giữa Ban QLDA và PFI nhanh chóng và chính xác hơn.