Định hướng của Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 83 - 84)

Trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam thu hút được 27,8 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi, trong đó vốn ODA chiếm 95,5% và chủ yếu do 6 nhà tài trợ lớn là ADB, AFD, JICA, KfW, KEXIM, WB. Tổng số vốn ODA giai đoạn 2011-2015 chưa giải ngân hết từ các dự án khoảng 22 tỷ USD, đồng thời số vốn mới đăng ký cho giai đoạn 2016-2020 ước tính lên đến 39,5 tỷ USD. Tại quyết định số 251/QĐ- TTg ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2016-2020”, đã nêu rõ “Để đẩy nhanh quá trình phát triển, đạt các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 và

vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi

nguồn lực trong và ngoài nước, nhất là nguồn lực của xã hội,của tư nhân, trong đó chú trọng các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài (FDI, ODA và vốn vay ưu đãi…) để phát triển.

Định hướng và thực tế cho thấy, nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Đảng, Chính phủ luôn coi trọng nguồn vốn này. Nguồn lực ODA còn rất dồi dào do Việt Nam nhận được sự tin tưởng lớn từ các Nhà tài trợ bởi thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn vừa qua.

Hoạt động cho vay vốn tín dụng quốc tế cần hướng đến các mục tiêu chủ yếu như sau:

72

Thứ nhất: Hoạt động cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế giúp chuyển tải dòng vốn ODA đến đối tượng hưởng lợi, góp phần huy động nguồn vốn ODA cho đất nước.

Thứ hai: Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay để bảo đảm khả năng trả nợ nước ngoài về lâu dài giữ uy tín đối với cộng đồng quốc tế.

Thứ ba: Phải kết hợp khai thác nguồn vốn ưu đãi với việc tận dụng hỗ trợ phát triển về công nghệ và kỹ năng quản lý để tăng cường năng lực thể chế của hệ thống ngânhàng và các bên hưởng lợi.

Thứ tư: Hoạt động cho vay vốn ODA phải hỗ trợ quá trình phát triển một hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)