Những kinh nghiệm phát huy vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 30 - 33)

triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương trong nước

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Bắc Ninh

Bắc Ninh đứng thứ ba trong số 11 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng với 584 dự án và 7,7 tỷ USD vốn đầu tư. Cho đến nay, đã có nhiều tập đoàn đa quốc gia danh tiếng thế giới đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh… Đặc biệt với riêng mặt hàng điện thoại di động, Bắc Ninh hiện được biết đến như “Thánh địa sản xuất điện thoại di động của khu vực và thế giới”. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng đem lại một diện mạo mới cho nền kinh tế của tỉnh, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế với mục tiêu đưa Bắc Ninh liên kết với Hà Nội trở thành một trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp công nghệ cao.

Những thành tựu lớn trong hút hút FDI là do Bắc Ninh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp sau:

Thứ nhất, không ngừng nỗ lực hoàn thiện quy hoạch, cải thiện môi trường

đầu tư. Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện đầy đủ những chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN tập trung và ngoài KCN theo quy định hiện hành, thường xuyên tổ chức gặp mặt đối thoại cùng tháo gỡ khó khăn với các DN FDI. Ngoài ra, việc quy hoạch các KCN tập trung, KCN, CCN vừa và nhỏ được thực hiện tốt tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng thuận lợi cho nhà đầu tư.

Thứ hai, trong quá trình thụ lý hồ sơ dự án đề nghị cấp Giấy CNĐT, các

ngành chức năng như: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh luôn tuân thủ, quy trình thủ tục cấp giấy CNĐT theo quy định nhằm rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ so với quy định của Nhà nước. Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh đã tổ chức rà soát, phân loại các dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh chậm

triển khai và không có khả năng thực hiện báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư và UBND tỉnh Bắc Ninh. Chủ động phát hiện và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực lao động, môi trường, đất đai…

Thứ ba, Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng

sản xuất thông qua việc hoàn thiện quy hoạch và triển khai đầu tư hạ tầng KCN tập trung, các CCN nhỏ. Ưu tiên các dự án công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO và BT… đối với các lĩnh vực giao thông, y tế, bảo vệ môi trường. Triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ và quy định của tỉnh. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư theo hướng ngày càng thông thoáng, minh bạch. Đặc biệt, hạn chế các dự án đầu tư vào khu vực phi sản xuất, khai thác không gắn với chế biến. Không cấp giấy CNĐT đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án như: Giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, nhà ở cho NLĐ… Thực hiện đề án NNL chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các DN FDI. Phối hợp với các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng, bảo đảm tính thống nhất, liên vùng, liên ngành và mang tính chuyên đề…

Thứ tư, trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện triển khai các hoạt

động về công tác xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài như: Môi trường đầu tư - kinh doanh luôn được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư, được thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh năm 2014; Thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong cấp giấy CNĐT tại Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh. Hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án; thực hiện biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ năm, công tác quản lý, giám sát được thực hiện có kế hoạch, thường

xuyên, chặt chẽ và đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đúng tiến độ, hạn chế được các tác hại về môi trường, chống các hoạt động chuyển giá trốn thuế…

1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng với điện tích 1.662 km2, là một trong bảy tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong 7 năm trở lại đây, kinh tế Hải Dương đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bốn năm liền tăng trưởng liên tục (hơn 10%), cao nhất 2007 tăng 11,5%. Theo số liệu của Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hải Dương, tính đến hết ngày 31/3/2013, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 247 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.693,7 triệu USD; tổng vốn đầu tư thực hiện của các DN FDI đạt 2.505,9 triệu USD. Để phát huy vai trò của FDI, tỉnh Hải Dương đã làm được một số công việc sau:

Thứ nhất, xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng như giao thông,

điện, nước, bưu chính viễn thông; các ngành công nghiệp phụ trợ và hạ tầng xã hội, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các DN. Bố trí, sắp xếp dự án theo quy hoạch về đất đai cũng như quy hoạch ngành; trong quá trình lập quy hoạch các KCN, CCN đã từng bước chú ý các vấn đề về môi trường, cấp thoát nước, cải thiện môi trường đầu tư tại các khu vực thị trấn, huyện thị và nông thôn. Tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư để sớm lấp đầy các KCN, CCN đã được quy hoạch chi tiết. Ngoài các KCN, CCN đã nằm trong quy hoạch, thì chưa quy hoạch phát triển thêm các KCN, CCN mới. Khi tỷ lệ lấp đầy chung đạt từ 70% trở lên mới nghiên cứu bổ sung thêm. Khuyến khích các DN xây dựng nhà xưởng 2 - 3 tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Thứ hai, tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp có thị trường,

có lợi thế cạnh tranh nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ, từng bước vươn lên sản xuất lĩnh kiện, phụ tùng để tiến tới sản xuất hoàn chỉnh một số thiết bị, sản phẩm công nghiệp với công nghệ cao tại địa phương, tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.

Thứ ba, thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, trách

nhiệm công vụ của cán bộ công chức trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, lao động, môi trường…, nhằm loại bỏ phiền hà, tạo điều kiện thời gian nhanh nhất cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án. Quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và DN, tạo dựng và củng cố lòng tin để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm SXKD tại Hải Dương.

Thứ tư, Tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh đào tạo NNL, đặc biệt NNL chất lượng

cao đáp ứng nhu cầu của DN và xã hội. Phát triển các cơ sở, trang thiết bị và dịch vụ y tế tiên tiến hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và DN FDI. Chuẩn bị tốt các điều kiện xã hội như dịch vụ khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư và NLĐ làm việc trong các KCN, CCN. Đồng thời, quan tâm giải quyết tốt vấn đề đời sống nhân dân vùng giao đất để làm KCN, CCN.

Thứ năm, từng bước tạo môi trường thuận lợi cho các loại hình dịch vụ như

tài chính, thị trường vốn, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, kiểm toán, xúc tiến thương mại. Hình thành và từng bước mở rộng thị trường vốn trên địa bàn; đẩy mạnh các hoạt động tài chính, ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tạo môi trường, điều kiện thành lập công ty đầu tư tài chính, tham gia thị trường chứng khoán; khuyến khích, hỗ trợ các DN phát hành trái phiếu công ty; phát triển các loại hình tín dụng phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)