FDI là kênh chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 57 - 59)

72% số liệu thực sau khi được tác giả phân tích đã đánh giá FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh, phát triển một số ngành kinh tế chủ lực của địa phương như: sản xuất, chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy, lĩnh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 24 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trên địa bàn (tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô đạt khoảng 30% và xe máy đạt trên 80%). Hầu hết các DN FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.

Sự chuyển giao công nghệ có 3 hình thức (chuyển giao trong nội bộ ngành, chuyển giao công nghệ hàng ngang giữa các DN và chuyển giao công nghệ hàng dọc giữa các DN), tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận được sự chuyển giao từ các DN FDI ở cả 3 hình thức nhưng ở các mức độ khác nhau.

(a)Chuyển giao trong nội bộ DN

Sự chuyển giao công nghệ giữa công ty đa quốc gia với công ty con ở nước ngoài tức DN FDI là hình thức phổ biến ở Vĩnh Phúc. Đa phần các DN FDI được thành lập tại Vĩnh Phúc nhận được sự bảo lãnh của công ty mẹ là các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia như: Công ty TNHH CDL Precision Technology (Vietnam) chủ đầu tư là CDL Investment Limited (Hồng Kông), nhà máy Nippon Paint Vĩnh Phúc do Công ty Sơn Nippon (Nhật Bản) làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Bang Joo Electronics Việt Nam thuộc Tập đoàn quang học Bang Joo (Hàn Quốc)…

Hình 3.1: Máy móc thiết bị nhà máy Nippon Paint Vĩnh Phúc

Nguồn: VTC News

Các công ty mẹ sẵn sàng đầu tư trang thiết bị, máy móc, dây chuyền hiện đại để các DN FDI hoạt động. Các DN FDI cũng thường xuyên nhận được sự chuyển giao công nghệ hiện đại và tiếp cận với những đổi mới công nghệ từ công ty mẹ.

(b)Chuyển giao công nghệ hàng ngang giữa các DN

Đây là sự chuyển giao công nghệ giữa DN FDI và DN bản xứ hoạt động trong cùng ngành. Người quản lý bản xứ làm việc trong DN FDI sau khi học hỏi

được nhiều kinh nghiệm có thể mở công ty riêng cạnh tranh lại với các công ty FDI.

Thực tế, hình thức này ở tỉnh Vĩnh Phúc còn tồn tại những hạn chế là các DN FDI chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo - những hoạt động nằm trong khâu cuối cùng của chuỗi giá trị. Do đó, những công nghệ mà chúng ta được tiếp nhận chủ yếu là công nghệ ở phần “ngọn”, giá trị gia tăng từ sản phẩm không cao. Điều đó dẫn tới ngay cả khi chúng ta nắm được bí quyết công nghệ thì các DN trong nước phải phụ thuộc bên ngoài về đầu vào.

(c) Chuyển giao công nghệ hàng dọc giữa các DN

Đây là hình thức trong đó DN FDI chuyển giao công nghệ sang các DN bản xứ sản xuất sản phẩm trung gian (điển hình là sản phẩm công nghiệp phụ trợ như

phụ tùng, linh kiện xe máy) cung cấp cho DN FDI, hoặc DN bản xứ dùng sản phẩm của DN FDI để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Trong cả hai trường hợp, công nghệ được chuyển giao từ DN FDI sang DN bản xứ và đó là hiệu quả quan trọng nhất nên các nước đang phát triển quan tâm và đưa ra chính sách làm tăng hiệu quả.

Tuy nhiên, hình thức này chưa thực sự đem lại hiệu quả cho tỉnh Vĩnh Phúc do các DN FDI hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nên DN bản xứ ít dùng sản phẩm của DN FDI để sản xuất. Hơn nữa, khi DN trong nước là người cung cấp sản phẩm trung gian cho DN FDI thì DN trong nước khó đáp ứng được các tiêu chuẩn kĩ thuật do các DN FDI đưa ra. Chúng ta không thể cạnh tranh về giá cũng như chất lượng đối với các nhà cung cấp đầu vào cho các DN FDI.

Tóm lại, hiện nay, công nghệ được chuyển giao cho tỉnh chủ yếu là công nghệ sử dụng nhiều lao động, tham gia vào khâu cuối cùng của chuỗi giá trị toàn cầu và

được chuyển giao chủ yếu thông qua hình thức chuyển giao trong nội bộ DN.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)