FDI có tác động tích cực đến môi trường và xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 70 - 75)

3.3.4.1 Khu vực FDI đóng góp vào quá trình giải quyết việc làm, nâng cao mức sống và thu nhập cho NLĐ

Tác động của FDI tới vấn đề việc làm thể hiện trên hai phương diện: trực tiếp và gián tiếp:

Một là, về tác động trực tiếp, 85% ý kiến cho rằng FDI được thực hiện thông

qua các hoạt động kinh doanh của các DN FDI, từ đó thu hút lao động vào các DN đó. Trong những năm qua các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần giải quyết việc làm với mức độ nhất định, số lượng việc làm trực tiếp trong các DN FDI liên tục tăng lên, góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho dân cư tỉnh Vĩnh Phúc.

Tính hết năm 2008 đến các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 28.181 lao động FDI. Trong năm 2009, số lượng lao động tuyển dụng mới đạt thấp, đã giải quyết việc làm cho 3.010 lao động FDI. Tính đến hết năm 2009 các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 31.047 lao động.

Trong năm 2010, các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 1.949 lao động. Tính đến hết năm 2010 các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 33.080 lao động.

Trong năm 2011, các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 8.100 lao động và năm 2012 là 2.800 lao động. Số lao động đang làm việc tại các DN FDI trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2012 là gồm 43.900 lao động, trong đó lao động người Vĩnh Phúc là 26.946 người. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2014 tổng số lao động làm việc trong các DN FDI trên địa bàn Tỉnh là 52.968 người.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động (CCLĐ) trong khu vực nông thôn, thể hiện trong Đồ thị 3.6 dưới đây. Sự chuyển dịch lao động của Tỉnh đã trải qua nhiều giai đoạn: Từ năm 1997 – 2000: CCLĐ trong khu vực I là 79,3%, khu vực II: 9,3% và khu vực III: 11,4%; từ 2000 – 2005 tỷ lệ khu vực I giảm còn 59,9%, khu vực II tăng 17,4%, khu vực III tăng 22,6%, từ năm 2005 – 2007 khu vực I tiếp tục giảm còn 55%, khu vực II tăng lên 21% và khu vực III tăng lên 24%. Đến hết năm 2014 tỷ lệ này đã đạt mức: khu vực I giảm còn 45%, khu vực II tăng mạnh lên đạt 31%, khu vực III tăng lên 24%.

Đồ thị 3.6: Cơ cấu lao động theo ngành tỉnh Vĩnh Phúc năm 2000, 2010 và 2014

Đơn vị: %

Nguồn: [30], [31], [32], [33], [34], [35] Mục tài liệu tham khảo

Hai là, về tác động gián tiếp, sự hiện diện của các DN FDI đã kéo theo sự

phát triển của các ngành khác, từ đó tạo nhiều việc làm mới cho lao động trên địa bàn tỉnh; đồng thời cũng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ sản xuất và đời sống với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, vì vậy đã tạo cơ hội và điều kiện cho người dân, nơi các DN FDI hoạt động, phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Đây là bước chuyển biến lớn cung cách làm ăn của người dân từ chỗ nhỏ lẻ, sản xuất tự cung, tự cấp lên sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, với năng suất, chất lượng cao theo phương pháp công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH và hội nhập KTQT.

Bên cạnh đó, sự có mặt của các DN FDI lớn còn góp phần làm gia tăng chất lượng NNL. FDI đã tác động tích cực tới sự hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động , học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Theo Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2014 trong số 52.968 lao động trong các DN FDI, lao động có trình độ đại học là 4.857 người, chiếm 9,17%; trung cấp 4.264 người và 8,05%; công nhân kỹ thuật 26.405 người và 49,85%.

Tính đến năm 2014, thu nhập cao nhất của NLĐ từ lương trong các DN FDI đạt mức 13.875.000 đồng/ tháng; thu nhập bình quân - 3.650.000 đồng/ tháng; thu

nhập thấp nhất - 1.700.000 đồng/ tháng. Bên cạnh đó đã có sự phối hợp giữa các DN FDI với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh về công tác tuyển dụng lao động.

3.3.4.2. Khu vực FDI đóng góp lớn vào NSNN của Tỉnh

Sự phát triển của các DN FDI ở Vĩnh Phúc đã góp phần cải thiện tình hình thu ngân sách của tỉnh, giúp cho Tỉnh từ không cân đối được thu chi, chi tiêu chủ yếu nhờ trợ cấp từ ngân sách Trung ương, đến nay đã tự cân đối được thu - chi ngân sách mà còn đóng góp cho ngân sách Trung ương ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Tình hình đóng góp cho ngân sách của các DN FDI ở Vĩnh Phúc thời gian qua được thể hiện qua bảng 3.9 dưới đây.

Bảng 3.9. Đóng góp của các DN FDI vào thu NSNN Tỉnh Vĩnh Phúc

Năm Thu NSNN trên địa bàn (Triệu đồng) Thu NSNN từ FDI (Triệu đồng) TĐTRLH thu NSNN từ FDI (%) Tỷ trọng thu NSNN từ FDI (%) 1998 193.251 54.592 - 28,25 1999 422.773 109.164 199,96 25,82 2000 687.084 163.336 149,62 23,77 2001 841.858 154.403 94,53 18,34 2002 1.650.877 205.416 133,04 12,44 2003 1.813.951 348.918 169,86 19,24 2004 2.562.874 862.907 247,31 33,67 2005 3.442.923 1.854.134 214,87 53,85 2006 4.486.481 2.629.107 141,80 58,60 2007 5.704.606 3.640.747 138,48 63,82 2008 9.400.258 5.947.694 163,36 63,27

Năm Thu NSNN trên địa bàn (Triệu đồng) Thu NSNN từ FDI (Triệu đồng) TĐTRLH thu NSNN từ FDI (%) Tỷ trọng thu NSNN từ FDI (%) 2009 10.267.244 7.036.592 118,31 68,53 2010 15.162.445 9.252.585 131,49 61,02 2011 16.739.965 9.257.400 100,05 55,30 2012 13.356.668 9.042.687 97,68 67,70 2013 19.465.804 11.974.865 132,43 61,52 2014 20.731.081 13.068.974 109,14 63,04

Nguồn: [30], [31], [32], [33], [34], [35] Mục tài liệu tham khảo

Trong giai đoạn 1997 - 2000, tổng thu từ các DN FDI đạt mức còn khiêm tốn là 351 tỷ đồng, chiếm 34% tổng thu nội địa và 25% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài chính, thu từ DN FDI có xu hướng tăng nhanh, tỷ trọng trong thu nội địa tăng từ 23% năm 1997 lên 51% năm 2000.

Trong giai đoạn 2001 - 2005 tổng thu ngân sách từ các DN FDI đạt mức 3.445 tỷ đồng, chiếm 35% tổng thu ngân sách và 70% thu nội địa trên địa bàn. Thu từ các DN FDI tiếp tục tăng nhanh. Tỷ trọng trong thu nội địa tăng từ 55% năm 2001 lên 80% năm 2005. Đóng góp của FDI vào ngân sách trong giai đoạn này đã đưa Vĩnh Phúc vào nhóm tỉnh có ngân sách đạt trên 1.000 tỷ từ năm 2002.

Trong giai đoạn 2006 - 2011, tổng thu ngân sách từ các DN FDI đạt mức 37.765 tỷ đồng, chiếm 61% tổng thu ngân sách và 83% thu nội địa trên địa bàn. Thu từ các DN FDI tiếp tục có xu hướng tăng nhanh. Tỷ trọng trong thu nội địa tăng từ 79% năm 2005 lên 81% năm 2011. Giai đoạn 1997 - 2011 đóng góp của các DN FDI vào ngân sách Tỉnh hầu như tăng lên liên tục ngoại trừ năm 2001 do chính sách vĩ mô của Chính phủ (hạn chế nhập khẩu lĩnh kiện lắp hàng xe máy). Năm 2012, tỷ lệ thu NSNN từ khu vực FDI tiếp tục tăng về khôi phục tỷ trọng cao với 67,70% và tăng lên hơn 13 tỷ năm 2014, chiếm 63.04% tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh.

Những số liệu trên là minh chứng rõ ràng khẳng định các DN FDI có vai trò rất lớn, có ý nghĩa quyết định tới tổng thu ngân sách hàng năm của Vĩnh Phúc. Với sự đóng góp rất lớn vào thu ngân sách của tỉnh hàng năm, các DN FDI đã tạo cơ sở cho tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng tăng vốn đầu tư cho đầu tư phát triển.

Nguồn tài liệu tham khảo, Hà Quang Tiến, 2014. Tác động của đầu tư trực

tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. LATS Kinh tế. Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

3.3.4.3. FDI tác động tích cực đến vấn đề bảo vệ môi trường

Về thực hiện các thủ tục về môi trường, 100% các dự án FDI đã thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định; 67% đơn vị có xác nhận hoàn thành các công trình xử lý sau đánh giá tác động môi trường; 90% đơn vị thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH) và quản lý CTNH theo các văn bản hướng dẫn.

Đi đầu về chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là các DN FDI của Nhật Bản, điển hình như các Công ty Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Công ty sản xuất phanh Nissin, Toyota Boshoku Hà Nội… Thống kê cho thấy, hằng năm các DN Nhật Bản phát thải khối lượng chất thải rất lớn, trung bình khoảng 530 nghìn m3 nước thải, 25,3 nghìn tấn chất thải công nghiệp thông thường

và 27,7 nghìn tấn CTNH (chủ yếu là 2 Công ty Toyota Việt Nam và Honda Việt

Nam). Kết quả thanh kiểm tra hằng năm cho thấy, các DN Nhật Bản không chỉ thực

hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường, công tác quản lý chất thải cũng được thực hiện rất bài bản, nghiêm túc, 100% DN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn về môi trường. Hầu hết các DN thực hiện thu gom, xử lý chất thải công nghiệp thông thường và CTNH một cách khoa học, bố trí bộ phận chuyên trách hoặc cán bộ quản lý môi trường để thống kê, theo dõi tình hình phát sinh, chuyển giao chất thải cho các đơn vị có đầy đủ chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định. Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các DN FDI đã trở thành những mô hình mẫu giới thiệu về kinh nghiệm áp dụng hệ

thống quản lý môi trường ISO 14000, tạo áp lực đến các DN khác trong thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)