Nhóm giải pháp quy hoạch, thực hiện phát triển hạ tầng

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 104 - 108)

4.2.5.1. KCN, CCN

Trong những năm qua, các dự án FDI tập trung chủ yếu vào các KCN. Do đó, việc qui hoạch và đầu tư cho các KCN chính là trải tấm thảm đỏ cho các nhà đầu tư. Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, ngoài 9 KCN được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2008 với tổng diện tích 2.284 ha, bao gồm 5 KCN đã có Quyết định thành lập và đang hoạt động, 4 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển thêm 11 KCN với diện tích là 3.754 ha, nâng tổng số diện tích đất quy hoạch dự kiến phát triển KCN đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc lên 6.038 ha.

Vĩnh Phúc cần tiếp tục điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ động xây dựng mới hoặc mở rộng các KCN, CCN trong trường hợp đã lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp hiện có. Tổ chức thực hiện công bố công khai quy hoạch phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc đến năm 2020 sau khi đã được phê duyệt.

Các KCN phải được hình thành trên những địa bàn có điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Quy hoạch phát triển KCN, KCX phải được triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong KCN, KCX. Đồng thời, phải có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các KCN, có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Về nguyên tắc, phát triển các CCN, KCN vừa và nhỏ phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn để áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp theo quy định của pháp luật. Mục tiêu phát triển các KCN, CCN trong thời gian tới là tiếp tục nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN, CCN tập trung đã được thành lập và đang tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng; phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản lấp đầy các KCN, CCN đã được thành lập; xem xét thành lập mới và mở rộng một cách có

chọn lọc các KCN tập trung tạo đà phát triển theo hướng gia tăng hàm lượng kỹ thuật - công nghệ trong sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh khu vực và quốc tế, chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang theo chiều sâu, lựa chọn những ngành công nghệ cao, công nghệ cơ khí, công nghệ phụ trợ trong giai đoạn tới.

Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN để đảm bảo cho các hoạt động kinh tế phát triển lâu dài. Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cần phải được phát triển đồng bộ với kết cấu hạ tầng trong khu. Phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực quy hoạch KCN bao gồm những vấn đề như xây dựng khu dân cư, nhà ở phục vụ NLĐ, bệnh viện, trường học, cơ sở đào tạo nghề… hiện đang trở thành vấn đề bức xúc không chỉ đối với Vĩnh Phúc, mà nhiều địa phương tỉnh thành phố khác cũng đang phải đối mặt.

Riêng về quy hoạch phát triển các KCN, CCN trong thời gian trước mắt, cần tập trung đôn đốc các chủ đầu tư hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết và trình duyệt dự án đầu tư xây dựng, cho phép thành lập đối với các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương đầu tư; khẩn trương xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư và bảo vệ môi trường; đôn đốc các đơn vị liên quan hoàn thiện quy hoạch chi tiết các KCN: Sơn Lôi, Phúc Yên và Tam Dương; Chọn Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các KCN: Sơn Lôi, Phúc Yên, Hợp Thịnh và Tam Dương.

Ngoài các KCN tập trung, Vĩnh Phúc đã quy hoạch chi tiết 03 CCN (Lai Sơn, Hương Canh, Hợp Thịnh) với tổng diện tích khoảng 200 ha, cần sớm kêu gọi các nhà đầu tư để lấp đầy diện tích hiện có. Để công nhân lao động trong các KCN, CCN yên tâm làm việc, tái tạo sức lao động, cần có quy hoạch khu đất riêng để xây dựng các khu chung cư, nhà ở, công trình phúc lợi cho công nhân phục vụ KCN.

4.2.5.2. Giao thông

Hệ thống giao thông là yếu tố nền tảng cho sự quá trình sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân được diễn ra một cách thuận lợi. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, giao thông đường bộ là quan trọng hơn cả. Việc cải tạo và nâng cấp các con đường đòi hỏi một nguồn vốn lớn trong một thời gian dài.

Trước mắt, tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng một số tuyến đường có ý nghĩa quyết định đối với thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu liên kết kinh tế Vĩnh Phúc với Hà Nội và với các tỉnh trong vùng, cải thiện bộ mặt văn minh của đô thị đặc biệt là Thành phố Vĩnh Yên; cần tiếp tục triển khai xây dựng mới cũng như cải tạo các tuyến đường kết nối với đường xuyên Á Hà Nội - Lào Cai, đoạn qua Vĩnh Phúc (41km); tuyến tránh QL2A đoạn qua Vĩnh Yên về phía Nam từ Quất Lưu - Đồng Văn; cầu Vĩnh Thịnh trên tuyến quốc lộ 2C qua Sông Hồng kết nối với Hà Nội; xây dựng mới đường Hợp Thịnh - Đạo tú; xây dựng đường hầm xuyên núi Tam Đảo trên tuyến quốc lộ 2B nối với Thái Nguyên; cải tạo và nâng cấp QL2 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng đoạn từ km38+600 - km 51 giáp Phú Thọ, đoạn từ km13 - km31 đạt cấp đường đô thị, trong đó, giai đoạn đến năm 2015 mở rộng 57m; QL2B nối từ QL2 đi khu nghỉ mát Tam Đảo đoạn từ km0 - km13 đạt tiêu chuẩn đường phố chính, có mặt cắt 36,5m; đoạn từ km13-km25 đạt tiêu chuẩn đường cấp VI; cải tạo, nâng cấp QL2C đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài 47,75 km, trong đó: từ km21+450 đến km23 và km28 đến km31 nền rộng 16,5m, các đoạn còn lại là đường cấp III đồng bằng; cải tạo và nâng cấp các tuyến đường tỉnh 301, 302, 302B, 302C, 303, 304, 305, 305B, 305C, 306, 307, 307B, 307C, 308, 309, 310, 310B; mở các tuyến nối từ Tỉnh lộ vào KCN.

Đối với hệ thống đường chính các KCN, khu du lịch và đường vành đai Thành phố Vĩnh Yên cần mở rộng đường Nguyễn Tất Thành (vành đai 1 của thành phố Vĩnh Yên) gồm 3 đoạn với mặt cắt từ 24-45m; đường vành đai các KCN huyện Tam Dương (Hợp Thịnh - Đạo Tú) dài 8,2 km mặt cắt nền là 36,5m; đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh (QL 2B-QL2C) dài 10,9km mặt cắt nến 36,5m; đường chạy ven chân núi Tam Đảo dài 33,4km mặt cắt nền từ 26-26,5m; đường Vĩnh Yên - Vân Hội. Xây dựng mới đường Nam Bình Xuyên - Yên Lạc - Vĩnh Tường dài 14,9km mặt cắt 50m. Nâng cấp. hoàn chỉnh tất cả các tuyến đường nội thị Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Đảo, Xuân Hòa đạt tiêu chuẩn đường đô thị có lớp mặt bê tông và hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông trong đô thị Vĩnh Yên, Phúc Yên và các nút quan trọng ở các đô thị khác.

Việc xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự kết nối liên thông không gian kinh tế các vùng trong tỉnh, các KCN, CCN tạo sức hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư.

4.2.5.3. Điện và hệ thống cấp thoát nước

Ở Việt Nam nói chung điện được kinh doanh dưới hình thức độc quyền. Chính sự độc quyền, thiếu tính chất cạnh tranh hoàn hảo đã gây ra những bất cập trong việc cung cấp điện, nước cho sinh hoạt và sản xuất. Việc xóa bỏ hình thức độc quyền là không thể, do đó Vĩnh Phúc cần phải:

Phát triển hệ thống cấp điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục của DN phù hợp với tình hình thực tế và có sự trao đổi với các DN sản xuất đặc thù. Đảm bảo cấp điện đủ, an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, mở rộng mạng lưới điện và nâng cao chất lượng điện cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đến năm 2015 cần nâng công suất 09 trạm 110kV, bao gồm Trạm Phúc Yên 110/35/22kV - 2x63MVA; Trạm Thiện Kế Compal II 110/22kV - 2x63MVA; Trạm Yên Lạc 110/110/35/22kV - 2x40MVA; Trạm Tam Dương 110/35/22kV - 2x63MVA; Trạm Vĩnh Tường 110/35/22kV - 2x63MVA; Xây dựng mới 08 trạm 110 kV, bao gồm Trạm Vĩnh Yên II 110/22kV - 63MVA; Trạm KCN Yên Bình 110/22kV - 63 MVA; Trạm Compal III 110/22kV - 50MVA; Trạm Sơn Lôi 110/22kV - 63 MVA; Trạm Tam Đảo 110/22kV - 40 MVA; Trạm KCN Vĩnh Tường 110/22kV - 63 MVA; nâng cấp các trạm 220kV: Trạm Vĩnh Yên (125+250)MVA lên 2x250MVA; Trạm Bá Thiện 250MVA lên 2x250MVA; xây dựng mới trạm Vĩnh Tường 250MVA. Trong giai đoạn đến năm 2020 cần tiếp tục đầu tư, chuẩn bị công suất và mạng truyền tải tới các khu vực phát triển mới, các khu đô thị mới và khu vực nông thôn vào giai đoạn tiếp theo.

Về hệ thống cấp nước: Quy hoạch, đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước

trong các KCN tập trung, khu vực dân sinh, khu vực có mật độ DN đầu tư.

Tập trung đầu tư hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, rác thải; đảm bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý 100% trước khi thải ra môi trường tự nhiên, 100% chất thải rắn, rác thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý đảm bảo

không ô nhiễm môi trường.

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của nhân dân, trong giai đoạn tới cần tiếp tục xây dựng, mở rộng các nhà máy c ấp nước hiện hữu; đồng thời xây dựng mới một số công trình cấp nước để đến 2020 lên 1.000.000m3/ngày-đêm.

4.2.5.4. Hạ tầng kỹ thuật khác

Tỉnh cần quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng khác như: nhà ở

cho NLĐ, hệ thống an sinh xã hội (y tế, giáo dục), thông tin liên lạc… Đó chính là các yếu tố đảm bảo cả đời sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân và những lao động nước ngoài làm việc tại Vĩnh Phúc.

Huy động các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đa dạng hoá, hiện đại hoá các hoạt động thông tin, viễn thông. Tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ thông tin, từng bước sử dụng rộng rãi máy vi tính, tin học trong các hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá các Bưu điện trung tâm, các tổng đài, hệ thống truyền dẫn… đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)