Bài học rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 33)

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong nước, đặc biệt là những tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh và Hải Dương, hai tỉnh có nhiều điều kiện tương đối giống với Vĩnh Phúc, về việc làm thế nào để nâng cao vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, có thể thấy rõ, muốn phát huy tác động tích cực của FDI trước hết cần phải có giải pháp tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút được FDI, đặc biệt là FDI từ các nước phát triển, các TNCs có công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, mục tiêu của FDI nhiều khi không đồng nhất với mục tiêu

của quốc gia hay địa phương tiếp nhận FDI. Vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể FDI luôn tìm mọi cách giảm chi phí, do đó nếu không có tầm nhìn trong hoạch định chính sách thu hút, sử dụng FDI cùng với quản lý nhà nước hiệu quả về FDI thì rất khó tránh khỏi những tác động tiêu cực của FDI. Từ đó, Vĩnh Phúc có thể tham khảo các bài học kinh nghiệm bao gồm:

Một là, tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói

chung đi đôi với tăng cường quản lý thực hiện tốt quy hoạch. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở xác định kế hoạch đầu tư phát triển cho từng thời kỳ. Quy hoạch là định hướng dài hạn về thu hút và sử dụng FDI, trong đó phải thể hiện rõ những định hướng về mục tiêu, phân bổ và các biện pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Việc lập quy hoạch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá những tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, dự báo về xu thế của FDI và lộ trình thực hiện việc thu hút và sử dụng FDI theo hướng hiệu quả.

Hai là, làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, coi đây là yếu tố

quyết định đến môi trường thu hút đầu tư của Tỉnh. Trong thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta nói chung và tại từng địa phương nói riêng vấn đề lợi ích của các chủ thể có quyền sử dụng đất chưa được quan tâm nghiên cứu và thực hiện hợp lý, dẫn tới nảy sinh rất nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư FDI. Những vướng mắc đó nếu không được giải quyết kịp thời sẽ làm cho thời gian thực hiện các dự án FDI kéo dài, gia tăng chi phí, làm nản lòng các nhà đầu tư. Do đó, từng địa phương trên cơ sở chủ trương, chính sách của Trung ương, cần có sự sáng tạo và quyết liệt trong giải quyết vấn đề này. Thành công về thu hút các nhà đầu tư FDI hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Ba là, quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng NNL phù hợp với yêu cầu thu

hút FDI. NNL yếu, đặc biệt là NNL trong những ngành có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài, nếu không đủ trình độ và hiểu biết sẽ trở thành điểm yếu của địa phương trong xúc tiến kêu gọi đầu tư cũng như đánh giá và phân tích tính khả thi và

hiệu quả của dự án. Bởi vẫn có những nhà đầu tư lợi dụng sự quản lý yếu kém của cơ quan chức năng để đầu tư bằng các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Bốn là, về cải thiện môi trường đầu tư. Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế,

chính sách thu hút đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, khắc phục tình trạng đầu tư tập trung vào những vùng có điều kiện thuận lợi dẫn đến quá tải về hạ tầng xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là thủ tục hành chính. Thực hiện có hiệu quả cơ chế “Một cửa”, một đầu mối cùng với đẩy mạnh chống quan liêu tham nhũng, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục xin thuê đất, giao đất, cấp quyền sử dụng đất, cấp phép đầu tư, chống phiền hà, sách nhiễu trong triển khai thực hiện chính sách thuế, tín dụng, các dịch vụ. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý hoặc bỏ trống không được quản lý. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức gắn với việc thực hiện công việc cụ thể được giao. Đầu tư xây dựng, phát triển và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, tranh thủ các nguồn vốn, tập trung đầu tư từng bước, có trọng điểm đảm bảo cho các công trình có chất lượng cao.

Năm là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư theo

hướng trọng tâm, trọng điểm. Tỉnh cần tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi đầu tư như hội chợ thương mại, triển lãm… để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của địa phương trên trường quốc tế. Tìm kiếm nhà đầu tư tốt, đặc biệt chú trọng đến năng lực thực chất của các nhà đầu tư, không tham những dự án phi thực tế, những chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính. Tỉnh cần chủ động trong việc cử cán bộ ngoại giao đi kêu gọi đầu tư ở các nước và nên kết hợp với các cơ quan chức năng của nước đó để có được những thông tin cụ thể về các nhà đầu tư ở lĩnh vực mà tỉnh cần. Không thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, đối với những dự án có thể gây tác hại đối với môi trường cần xem xét kỹ khi cấp phép và nếu nhận thấy dự án không tốt địa phương nên từ chối tiếp nhận đầu tư.

Sáu là, cần tăng cường quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về FDI. Cho đến

các quy định nghiêm ngặt về giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI như tác động tới quan hệ chủ thợ trong các DN FDI, các quy định về môi trường, chế độ tài chính… Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các tác động tiêu cực của FDI, đặc biệt về vấn đề gây ô nhiễm môi trường vẫn đang có xu hướng ngày càng bức xúc. Do đó, để giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI không những cần tới các quy định thể chế, mà quan trọng hơn là việc thực thi các quy định đó, trong đó vai trò quản lý nhà nước về FDI trên địa bàn tỉnh là đặc biệt quan trọng. Năng lực thực thi thể chế của tỉnh về thu hút, sử dụng FDI là yếu tố quyết định đối với hạn chế tác động tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nguồn tài liệu tam khảo, Hà Quang Tiến, 2014. Tác động của đầu tư trực

tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. LATS Kinh tế. Học

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ DỮ LIỆU

2.1.1. Nguồn dữ liệu sơ cấp

Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp và các tài liệu đã công bố từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

- Sách chuyên khảo.

- Luận án, luận văn liên quan đến luận văn - Các tạp chí, bài báo khoa học

Để có nguồn tài liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu, tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập ý kiến của cánbộ sở kế hoạch đầu tư, Ban xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc về các giải pháp nâng cao vai trò quản lý FDI . Bảng hỏi được thiết kế như sau:

- Phần I: Thông tin chung

- Thông tin cá nhân:Giới tính; Tuổi; Chức vụ hiện tại; Thâm niên công tác trong công việc hiện tại; Cơ quan công tác.

- Tên đơn vị (đang làm việc, hoặc đang quản lý) - Một số thông tin khác

- Phần II: Thông tin giải pháp nâng cao vai trò quản lý FDI

Phần này bao gồm những câu hỏi liên quan đến các vấn đề nâng cao vai trò FDI được điều tra. Những tiêu chí được đưa vào khảo sát trong phần này dựa vào mô hình nghiên cứu đã nêu nhưng chủ yếu tập trung vào việc xem xét, đánh giá việc nâng cao vai trò quản lý FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc đạt hiệu quả chưa

Dựa vào lý thuyết cơ bản của thống kê, để đảm bảo quy luật số lớn, cần đảm bảo số lượng phiếu hợp lệ tối thiểu 30 phiếu. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy ở mức tương đối cao, tác giả xác định số mẫu cần chọn cụ thể gồm 100 phiếu điều tra đối với tổ chức. Khảo sát được tiến hành trên tại Sở kế hoạch đầu tư và Ban xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Địa điểm khảo sát

- Sở kế hoạch đầu tư và Ban xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc : tác

giả làm việc với cán bộ (người quen) đang công tác tại cơ quan này để nắm thông tin qua báo cáo và trao đổi trực tiếp.

- Một số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc : Phát phiếu hỏi,hướng dẫn cung cấp thông tin và thu về.

Thời gian khảo sát

Từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2014

Số lượng phiếu thu về

Do trực tiến hành khảo sát nên số phiếu thu về đạt 100%, tổng cộng số lượng phiếu thu về là 100 phiếu theo đúng kế hoạch

Xử lý dữ liệu điều tra

Sau khi phiếu khảo sát được thu thập, tác giả tiến hành kiểm tra toàn bộ phiếu khảo sát thu về để lựa chọn ra các phiếu đảm bảo yêu cầu đưa vào nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu, cụ thể được trình bày trong bảng 2.1 (ở trang tiếp theo)

Bảng 2.1: Tổng hợp số kết quả và phát phiếu khảo sát

STT Danh Mục Số phiếu Tỷ lệ %

1 Tổng số phiếu phát ra 100 100%

2 Tổng sổ phiếu thu được 100 100%

3 Số phiếu hợp lệ 98 98%

4 Số phiếu không hợp lệ 2 2%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả năm - 2014)

Tác giả dùng phần mềm Excell để nhập dữ liệu từ các phiếu điều tra

Phương pháp phân tích số liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là thống kê mô tả và thống kê so sánh để tóm tắt, trình bày dữ liệu, mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát như: Loại hình FDI, lĩnh vực kinh doanh FDI, doanh thu FDI, vốn FDI, chính sách và cơ chế hiện tại đối với FDI...

- Thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được, cùng với những biểu đồ và đồ thị tạo nền tảng cho những phân tích định lượng về số liệu

2.1.2. Nguồn số liệu thứ cấp

Nghiên cứu các số liệu, báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ 1998 đến nay. Trong đó, tập trung nghiên cứu vào đầu tư trực tiếp tại tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là giai đoạn 2009-2014.

Nguồn số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm: - Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm từ 1997 đến 2014;

- Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Số liệu của Tỉnh ủy; Ủy ban nhân dân; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Bảo hiểm xã hội; Công an; Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc;

- Số liệu điều tra, khảo sát của các Viện nghiên cứu có liên quan như Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học Quản lý Môi trường, Viện Công nhân và Công đoàn...

- Số liệu điều tra, khảo sát của các đơn vị, tổ chức phi chính phủ như: Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế...

- Các kết quả nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc Hội thảo, các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trước đó. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin, dữ kiện cấp 2 trên cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã được công bố chứ không phải do chính tác giả trực tiếp thu thập lần đầu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhiều nhất ở chương 1 . Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội

dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó.. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận văn thạc sỹ này. Hơn nữa, tác giả cũng kế thừa được một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về vai trò của FDI đối với với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc và sử dụng cho việc phân tích nội dung của các chương khác của luận văn.

2.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phương pháp này sử dụng phổ biến ở các chương 3 và 4 của luận văn, chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng vai đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (chương 3), trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ở Chương 1. Từ số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp bằng phương pháp sử dụng phần mềm excel 2007 để tạo biểu đồ, vẽ đồ thị.

Phương pháp phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau về vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ỏ tỉnh Vĩnh Phúc, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về vai trò của FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau về

vai trò của FDI. Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc nâng cao vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê về vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc được sử dụng xử lý, sắp xếp và

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)