Quan điểm, mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 88 - 89)

4.1.2.1. Quan điểm phát triển

Phát triển toàn diện, lấy phát triển hiệu quả và bền vững làm cơ sở để hướng tới việc nâng cao đời sống của nhân dân (bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; đồng thời đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài).

Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc phải đặt trong quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước và của vùng.

Phát triển kinh tế của tỉnh với bước đi hợp lý theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa vào giai đoạn đến năm 2020, đồng thời từng bước phát triển khu vực dịch vụ để hướng tới có cơ cấu kinh tế bền vững vào những năm 2020. Công nghiệp hóa gắn liền với đô thị hóa một cách có kiểm soát, trật tự và bền vững.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tập trung xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội được phát triển.

Phát huy cao nhất nội lực, nguồn lực trong tỉnh; đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.

4.1.2.2. Mục tiêu

(a) Mục tiêu tổng quát:

Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh phát triển của cả nước; là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nước; nâng cao rõ rệt về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tài nguyên được khai thác hợp lý, ô nhiễm môi trường được kiểm soát; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên. Cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị theo chuẩn.

(b) Mục tiêu cụ thể

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 7,1%; Công nghiệp - xây dựng: 61,5%; Dịch vụ: 31,4%.

- GRDP bình quân đầu người (theo giá HH) đạt khoảng 110 triệu đồng. - Vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn đạt khoảng 133-135 nghìn tỷ đồng, nhịp độ tăng bình quân khoảng 9-9,5%/năm.

- Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP trường theo giá HH) hàng năm đạt từ 22-23% GRDP.

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 3,5 tỷ USD.

- Thu hút mới: 1,3-1,5 tỷ USD vốn đăng ký từ các dự án FDI và 14-15 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký từ các dự án DDI.

- Giải quyết việc làm bình quân khoảng 19- 20 nghìn lao động/năm.

- Tỷ lệ lao động khu vực I khoảng 30% lao động làm việc trong nền KTQD. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 76%.

- 80% các khu đô thị; 95% các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường.

- Thu gom 90% chất thải rắn công nghiệp, dịch vụ.

- Xử lý trên 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế.

- Thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường 95% chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị và 75% chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc 77 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)