VĨnh Phúc đến 2020 với tầm nhìn 2030
Xuất phát từ những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và thu hút, sử dụng hiệu quả FDI, trong giai đoạn từ nay tới 2020 và tầm nhìn 2030 công tác quy hoạch ở Vĩnh Phúc cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng:
Thứ nhất, phù hợp với các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể
ngành, vùng, sản phẩm của Trung ương. Đổi mới phương pháp xây dựng quy hoạch, quy hoạch phải gắn với thị trường, quy hoạch phải có tính khả thi và được cộng đồng biết cùng tổ chức thực hiện, từ đó làm cho sản phẩm của quy hoạch phát huy được lợi thế của địa phương, là định hướng huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác mọi tiềm năng đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất
giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế cả nước với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, phù hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực...
Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, quy hoạch phát triển một số sản phẩm quan trọng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Vĩnh Phúc phải bao gồm: quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ; quy hoạch mạng lưới giao thông đường thuỷ; quy hoạch sản xuất các mặt hàng chủ lực như cơ khí, điện tử, dệt may; quy hoạch phát triển nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản và quy hoạch công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; quy hoạch phát triển hệ thống các KCN và đô thị gắn với các KCN; quy hoạch hệ thống các trường Đại học, các trung tâm đào tạo chất lượng cao, các trung tâm dạy nghề; các trung tâm y tế chuyên sâu, các KCN chuyên nghiên cứu cải tiến công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp hiện có; Quy hoạch phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá và sinh thái.
Thứ hai, công tác quy hoạch phải phù hợp với kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế; tránh tình trạng thông qua quy hoạch để thực hiện độc quyền. Mở cửa cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong các quy hoạch ngành, sản phẩm là cách tháo gỡ tốt cho nền kinh tế có thêm cơ hội để phát triển. Chỉ những lĩnh vực then chốt, thiết yếu mà FDI, đầu tư tư nhân không tham gia thì mới nên quy hoạch theo hướng NSNN bỏ vốn đầu tư.
Để nâng cao chất lượng quy hoạch, đối với những dự án quy hoạch quan trọng tầm ảnh hưởng rộng phải được tổ chức nghiên cứu chu đáo huy động các tư vấn giỏi tham gia. Quy hoạch phải được triển khai đầy đủ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết cụ thể và phải được tiến hành lập cũng như điều chỉnh kịp thời. Điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực theo hướng mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế. Quy hoạch ngành và sản phẩm chỉ mang tính định hướng cho các DN thuộc các thành phần kinh tế xây dựng phương án kinh doanh, chứ không hạn chế hay loại trừ đầu tư của các thành phần kinh tế. Tất cả các khâu của công tác quy hoạch từ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, công bố quy hoạch, thực hiện
quy hoạch đều phải kiểm tra, giám sát theo các quy định của pháp luật hiện hành. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ của mình có chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra về công tác quy hoạch. Muốn vậy phải thực hiện công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch và tăng cường công tác ki ểm tra, thu hút rộng rãi ý ki ến đóng góp, tranh thủ sự giám sát thực hiện của cộng đồng.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hiệu
quả. Chuyển sang giai đoạn 2015 - 2020, trước yêu cầu về công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai ngày càng có vai trò quan trọng. Để thực hiện có hiệu quả việc huy động nguồn lực đất đai cho yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 và đến 2030 phải được tăng cường chỉ đạo chặt chẽ trên phạm vi toàn tỉnh và từng cấp địa phương. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2015 - 2020 và đến 2030 phải quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu quả; có chính sách hạn chế việc sử dụng diện tích đất trồng lúa nước đã hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi cho việc xây dựng KCN, khu đô thị; dành quỹ đất phù hợp cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, công trình văn hoá, thể thao; khuyến khích và hỗ trợ việc đưa diện tích đất trống, đất ngập nước, đất hoang hoá vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp địa phương trong tỉnh và của cả tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy hoạch sử dụng đất, gắn với công tác giáo dục pháp luật về đất đai; tiếp tục đổi mới chính sách đền bù, gi ải phóng mặt bằng, tái định cư để bảo đảm tiến độ thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế; có chính sách bảo vệ lợi ích chính đáng, ổn định đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất.