Hoạt tính quang xúc tác của vật liệu rGO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng xúc tác MoS2rGO biến tính với mn và ứng dụng cho quá trình quang phân hủy rhodamine b trong vùng ánh sáng khả kiến (Trang 79 - 80)

Để xác định được vật liệu rGO đã tổng hợp có khả năng quang xúc tác phân hủy RhB hay không, tiến hành thử hoạt tính xúc tác của vật liệu trong hai điều kiện bóng tối và chiếu đèn compact. Quá trình được thực hiện trên dung dịch chất màu RhB có nồng độ 50mg/L, đèn compact 40W-220V. Kết quả được thể hiện trên hình 3.10.

Hình 3.10.Sự thay đổi nồng độ RhB theo thời gian trong quá trình quang phân hủy trên rGO

giảm tới 50%, trong cả hai trường hợp chiếu sáng hoặc bóng tối, với mức độ giảm giống nhau. Điều này cho thấy sự hiệu quả làm việc 30 phút đầu của vật liệu là do bản chất quá trình hấp phụ chứ không phải quang xúc tác.

Tiếp tục theo dõi sự thay đổi về tỷ lệ C/C0 (trong đó C là nồng độ RhB ở thời

điểm t và C0 là nồng độ ban đầu của dung dịch RhB) theo thời gian trong cả hai

trường hợp chiếu sáng hay bóng tối đều thấy sự chênh lệch giữa hai điều kiện là rất nhỏ. Khi có chiếu đèn thì nồng độ dung dịch RhB có giảm đi nhiều hơn một chút so với khi không chiếu đèn, chứng tỏ hoạt tính quang xúc tác của rGO rất yếu, hay gần như không có hoạt tính xúc tác trong vùng ánh sáng khả kiến, mà chỉ thể hiện khả năng hấp phụ RhB. Kết quả này phù hợp với nhận định từ kết quả phân tích UV- Vis-DRS hình 3.9.

3.2. Kết quả tổng hợp vật liệu MoS23.2.1. Đặc trưng cấu trúc vật liệu MoS2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng xúc tác MoS2rGO biến tính với mn và ứng dụng cho quá trình quang phân hủy rhodamine b trong vùng ánh sáng khả kiến (Trang 79 - 80)