Nghiên cứu khả năng hấp phụ dạng mẻ (tĩnh)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo biến tính cấu trúc chitosan với liên kết tripolyphosphate trong việc tái sử dụng hấp phụ po4 3 trên hạt vật liệu đã hấp phụ cu2+ (Trang 50 - 51)

8. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.3.3. Nghiên cứu khả năng hấp phụ dạng mẻ (tĩnh)

Để nghiên cứu khả năng hấp phụ ion Cu2+ của vật liệu, sau khi hấp phụ Cu2+ hạt Chitosan tiếp tục được đem đi hấp phụ PO43-, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của vật liệu như thời gian hấp phụ, môi trường pH, nồng độ ban đầu chất bị hấp phụ, khối lượng chất hấp phụ và bản chất của vật liệu được xem xét.

2.3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Chitosan

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Chitosan, cố định nồng độ ban đầu của các dung dịch hấp phụ (C0 = 100ppm), thể tích hấp phụ (V = 100 ml), pH = 5 , khối lượng chất hấp phụ (m = 1g), nồng độ STPP 7.5%w/v, thay đổi nồng độ Chitosan từ 1.5÷4%. Tỉ lệ Chitosan:STPP = 1:2

2.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ STPP

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ STPP, cố định nồng độ ban đầu của các dung dịch hấp phụ (C0 = 100ppm), thể tích hấp phụ (V = 100 ml), pH của dung dịch nghiên cứu, khối lượng chất hấp phụ (m = 1g), nồng độ Chitosan bằng nồng độ tối ưu, thay đổi nồng độ STPP từ 6.5÷8.5%w/v. Tỉ lệ Chitosan:STPP = 1:2

2.3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian hấp phụ

Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian hấp phụ, cần cố định nồng độ dung dịch hấp phụ ban đầu C0 (mg/l), thể tích hấp phụ (V = 100 ml), khối lượng chất hấp phụ (m = 1 g) và thay đổi thời gian hấp phụ t = 1-5 (giờ) đối với ion Cu2+, với ion PO43- khối lượng chất hấp phụ (m=0.5g), thời gian hấp phụ t = 30-240 (phút).

2.3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường pH

Để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường pH, cần cố định nồng độ ban đầu của các dung dịch nghiên cứu (C0), thể tích hấp phụ (V = 100 ml), khối lượng chất hấp phụ (m = 1 g), thay đổi pH của dung dịch pH = 4÷6 đối với ion Cu2+, với ion PO43- khối lượng chất hấp phụ (m=0.5g), thời gian hấp phụ t =60 (phút), pH thay đổi pH = 2-7.

40

2.3.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ ban đầu chất bị hấp phụ

Để nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ ban đầu chất bị hấp phụ, cần cố định pH của dung dịch chất bị hấp phụ, thể tích hấp phụ (V = 100 ml), khối lượng chất hấp phụ (m = 1 g), pH tối ưu và thay đổi nồng độ ban đầu chất bị hấp hấp phụ C0 = 10 ÷ 50 mg/l đối với ion Cu2+, với ion PO43- khối lượng chất hấp phụ (m=0.5g), thời gian hấp phụ t = 30(phút), pH tối ưu, thay đổi nồng độ Co = 30-70 mg/L.

2.3.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ

Để nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ, cần cố định nồng độ ban đầu của các dung dịch hấp phụ (C0), thể tích hấp phụ (V = 100ml), pH của dung dịch nghiên cứu và thay đổi khối lượng chất hấp phụ (m).

Các thí nghiệm trong phần này đều được tiến hành ở nhiệt độ phòng (25 ÷ 300C). Các dung dịch trước và sau hấp phụ đều được xác định lại nồng độ bằng phương pháp chuẩn độ EDTA để xác định ion Cu2+ và phương pháp so màu để xác định PO43-.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo biến tính cấu trúc chitosan với liên kết tripolyphosphate trong việc tái sử dụng hấp phụ po4 3 trên hạt vật liệu đã hấp phụ cu2+ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)