Phân tích hình thái học và cấu trúc vật liệu hấp phụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo biến tính cấu trúc chitosan với liên kết tripolyphosphate trong việc tái sử dụng hấp phụ po4 3 trên hạt vật liệu đã hấp phụ cu2+ (Trang 58 - 60)

8. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

3.1. Phân tích hình thái học và cấu trúc vật liệu hấp phụ

Kết quả hình thái học của bề mặt vật liệu đã được phân tích trong nghiên cứu này theo phương pháp SEM được mô tả trong các hình sau đây:

1a) 1b)

1c) 1d)

Hình 3.1. Kết quả phân tích đặc điểm hình thái của vật liệu hạt Chitosan tạo liên kết ngang ion với STPP

48

Quan sát ảnh SEM của vật liệu hạt Chitosan, ta thấy vật liệu có hình thái xác định với dạng hình cầu với kích cỡ 1mm, không xuất hiện vết nứt, bề mặt nhám và xốp thể hiện được tính bền cơ học (hình 1a, 1b). Ở độ phóng đại 50um (hình 1c, 1d) thì hình thái bề mặt vật liệu không đồng nhất và gồ ghề, một phần là do sự bay hơi không đồng đều của các phân tử nước trên bề mặt hạt Chitosan trong quá trình sấy và hút ẩm. Bề mặt không đều với kết cấu giống hình dây đan xen và xếp chồng lên nhau không theo trật tự. Bề mặt này đã thể hiện việc gia tăng đáng kể diện tích tiếp xúc cũng như là các vị trí liên kết hoạt động hấp phụ được cung cấp nhiều hơn.

Hình 3.2. Kết quả phân tích đặc điểm hình thái của vật liệu hạt Chitosan/STPP sau khi

49

Hình ảnh SEM của vật liệu hạt Chitosan với độ phóng đại khác nhau cả bề mặt và mặt cắt thu được sau quá trình hấp phụ ion Cu2+ (hình 1e, 1f) và sau quá trình hấp phụ ion PO43- (hình 1g, 1h). Các vết nứt xuất hiện đã thể hiện sự biến đổi cấu trúc vật liệu ở trước và sau hấp phụ Cu2+. Trong quá trình thực hiện hấp phụ thì các hạt tiếp xúc và va chạm với nhau gây nên các vết nứt trên bề mặt vật liệu, vết nứt xuất hiện càng nhiều với nhiều mức độ dài ngắn khác nhau tại các vị trí ngẫu nhiên, đồng thời hiệu quả hấp phụ cũng tăng theo do sự len lõi từ các khe nứt vào phía bên trong vật liệu. Đối với ion PO43-

phụ thuộc vào hàm lượng Cu2+ tồn tại trong hạt Chitosan, hàm lượng Cu2+ càng cao thì hiệu suất hấp phụ PO43- càng cao, cũng như là sự hấp phụ ion PO43- trong nghiên cứu này phụ thuộc nhiều vào hàm lượng Cu2+ tồn tại trong hạt Chitosan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo biến tính cấu trúc chitosan với liên kết tripolyphosphate trong việc tái sử dụng hấp phụ po4 3 trên hạt vật liệu đã hấp phụ cu2+ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)