Phương pháp trắc quang UV-VIS xác định Phosphate (PO43-)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo biến tính cấu trúc chitosan với liên kết tripolyphosphate trong việc tái sử dụng hấp phụ po4 3 trên hạt vật liệu đã hấp phụ cu2+ (Trang 55 - 58)

8. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.5.4. Phương pháp trắc quang UV-VIS xác định Phosphate (PO43-)

Phương pháp trắc quang là phương pháp phân tích định lượng dựa vào hiệu ứng hấp thụ xảy ra khi phân tử vật chất tương tác với bức xạ điện từ. Vùng bức xạ được sử dụng trong phương pháp này là vùng tử ngoại gần hay khả kiến ứng với bước sóng khoảng 200÷800 nm. Hiện tượng hấp thụ bức xạ điện từ tuân theo định luật Bouger – Lam bert – Beer, [5].

2.5.4.1. Phương pháp đường chuẩn phân tích UV-VIS

Đồ thị theo hệ toạ độ A – C (mật độ quang - nồng độ) phải là đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Để lập đồ thị A – C ta chọn hệ các dung dịch chất nghiên cứu có nồng độ chính xác C1, C2, C3,... Cn, xác lập các điều kiện để tạo các hợp chất có hiệu ứng hấp thụ bức xạ điện từ ở λmax chọn trước. Đo mật độ quang tương ứng A1, A2, A3,… An:

Bảng 2.1. Xây dựng đồ thị đường chuẩn xác định định nồng độ PO43-

Nồng độ C (mg/L) 0.05 0.25 0.75 1.25 2

Độ hấp thu A 0.0166985 0.076101 0.217934 0.362535 0.580662

Từ kết quả thu được về độ hấp thụ quang học trên bảng 3.15, có thể thiết lập đường chuẩn để xác định nồng độ PO43- trong mẫu nước có độ hấp thụ quang tương ứng như trên hình 2.5

45 Nồng độ (mg/L) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 Đ hấ p th u (A bs ) 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 y = 0.2887x + 0.0025 R2 = 1 Hình 3.18. Đường chuẩn xác định nồng độ PO43-

Từ đường chuẩn trên hình 3.18, có thể xác định được sự phụ thuộc của hàm lượng PO43- (x) theo độ hấp thụ quang tại bước sóng 690 nm (y) theo phương trình sau:

A = 0.2887C + 0.0025 (3.1)

Với hệ số tương quan

R2 = 1 (3.2)

2.5.4.2. Nguyên tắc xác định PO43-

Acid molybdophosphoric được tạo thành và được khử bởi stannous chloride để tạo thành phức có màu xanh molybdenum.

Tất cả các dạng tồn tại của Phospho trong mẫu nước ban đầu trước hết được chuyển hoá về dạng orthophosphat bằng phương pháp tiền xử lý mẫu phù hợp. Nếu chỉ xác định orthophosphat thì chỉ xử lý mẫu đơn giản.

Trong môi trường acid, orthophosphat trong mẫu phản ứng với ammonium molybdat tạo thành Molybdophosphoric acid.

46

PO43- + 12(NH4)2MoO4 + 24H+ (NH4)3PO43-.12MoO3 + 21NH4+ + 12H2O Acid này sau đó bị khử bởi SnCl2 và sản phẩm khử là một hợp chất có màu xanh dương:

(NH4)3PO43-.12MoO3 + SnCl2 hợp chất Molybdenum (xanh dương) + SnCl4

Độ hấp thu ánh sáng của màu tạo thành tỉ lệ thuận với nồng độ của P dưới dạng orthophosphat trong dung dịch mẫu, [6]

2.5.4.3. Phân tích mẫu

Lấy 25 ml (thể tích mẫu lấy chứa hàm lượng Phospho tổng không nhiều hơn 200µg) và không có màu và độ đục. Cộng thêm 0,05 ml (1giọt) chất chỉ thị phenolphthaleinvà trung hòa đến màu hồng nhạt bằng dung dịch NaOH. Thêm 1 ml dung dịch molybdate và 3 giọt SnCl2 vào các bình định mức chứa chuẩn. Sau 10 phút nhưng không quá 12 phút, so màu bằng máy so màu ở bước sóng 690 nm, [6].

2.5.4.4. Tính toán kết quả

- Nồng độ Phosphat trong nước được tính toán theo công thức sau:

C (mg

L ) = Cmẫu đo× VĐM

Vmẫu

Trong đó:

Cmẫuđo : Nồng độ phospho đo được, mg/l VĐM : Thể tích bình định mức, ml Vmẫu : Thể tích mẫu phân tích, ml

47

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo biến tính cấu trúc chitosan với liên kết tripolyphosphate trong việc tái sử dụng hấp phụ po4 3 trên hạt vật liệu đã hấp phụ cu2+ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)