Kết quả phân tích sự hiện diện các nhóm chức năng đặc trưng vật liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo biến tính cấu trúc chitosan với liên kết tripolyphosphate trong việc tái sử dụng hấp phụ po4 3 trên hạt vật liệu đã hấp phụ cu2+ (Trang 60 - 63)

8. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

3.2. Kết quả phân tích sự hiện diện các nhóm chức năng đặc trưng vật liệu

Kết quả phân tích đã thu được trong nghiên cứu này theo phương pháp phổ hồng ngoại (FTIR) được mô tả như hình 3.3 và bảng 3.1.

667892

2354

1029 1320 2858 3362

14211617

992 1996

Hình 3.3. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của vật liệu hạt Chitosan/STPP trước và

50

Bảng 3.1. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của vật liệu hạt Chitosan/STPP

trước và sau khi hấp phụ ion Cu2+ và PO43-

Nhóm chức đặc trưng Wavelength (cm-1)

Chitosan Số liệu thực

nghiệm

Số liệu đối chứng

Alkyne C-H uống cong 667 680-610 [131]

Saccharide 892 899 [132]

C-O kéo dài trong Acetamide (vC-O)

1029 1029 [132]

1063 1076 [132]

-C-O-C trong liên kết Glycosidic 1150 1157 [132]

Nhóm Amide III (β sheet) 1254 1250 [136]

Nhóm OH, CH

1320 1320 [132]

1421 1420 [132]

-C=O trong nhóm Acetamide (nhóm Amide I) 1558 1582 [138] -C=O trong nhóm Acetamide (nhóm Amide I) 1642 1633 [132]

Nhóm CH2 kéo dài đối xứng hoặc không đối xứng

2858 2832 [132]

Nhóm OH-, H- OH kéo dài 3362 3570–3200[131]

Nhóm C-O của hợp chất Cacbonyl 2354 2354 [133]

Ion Phosphate 1200-960

[134]

51

PO4 (P-O-C kéo dài) 992 992 [131]

PO4 (P-O-C kéo dài) 1026 1050 [131]

PO4 bending 1053 1050 [135]

HPO42- 1147.5 1145[136]

HPO42- 892 875 [134]

Ion Cu

Nhóm OH-, H-OH kéo dài 3362 3570–3200[131]

PO43-

992-1029

1200-960 [134] 1196

Nhóm Amin sơ cấp 1617 1610-1628 [137]

Trên hình 3.3 và bảng 3.1 là kết quả phân tích phổ hồng ngoại của vật liệu hạt Chitosan tạo liên kết ngang ion với STPP trước và sau hấp phụ ion kim loại Cu2+ và PO43-. Kết quả cho thấy Chitosan sau khi tạo liên kết ngang ion hầu như tồn tại đủ các nhóm chức đặc trưng, tại vị trí 892cm-1 dao động của cấu trúc Saccharide một trong những cấu trúc đặc trưng của Chitosan. Tại vị trí 3362cm-1 dao động nhóm OH-, H-OH (kéo dài). Các đỉnh ở 1642cm-1 và 1558cm-1 dao động của nhóm -C=O trong nhóm Acetamide (nhóm Amide I) và -C=O trong nhóm Acetamide (nhóm Amide II), tại vị trí đặc trưng khác 1421cm-1 cho thấy sự xuất hiện nhóm OH, CH. Đặc biệt ở vị trí 992cm-

1, 1026 cm-1, 1196cm-1 xuất hiện trong phổ cho thấy rung động nhóm PO4 (P-O-C kéo dài). Điều này cho thấy đã tổng hợp thành công các hạt Chitosan tạo liên kết ngang ion với STPP, tương tự như kết quả của một số tác giả (Muhammad Asadullah Madni, 2017), [138], (Cita Lustriane và cộng sự, 2018), [139], (Qi và cộng sự 2004), [140], (Bhumkar và Pokharkar 2006; Sarkar và cộng sự. 2013), [141].

Trên phổ hồng ngoại của Chitosan/STPP sau khi hấp phụ ion Cu2+ có sự thay đổi đáng kể về hình dạng bởi do Cu đã tạo liên kết với các nhóm chức năng như nhóm Amin

52

sơ cấp tại bước sóng 1617cm-1, nhóm PO43- tại các vị trí 992cm-1, 1029cm-1, 1196cm-1, nhóm OH-, H-OH tại vị trí 3362 cm-1. Cho thấy khả năng hấp phụ tốt ion Cu2+.

Tương tự tại phổ hồng ngoại của Chitosan/STPP/Cu sau khi hấp phụ PO43- có sự thay đổi khác biệt giữa Chitosan/STPP/Cu tại các vị trí đã hấp phụ Cu2+, cho thấy sự tồn tại của ion PO43-. Từ những kết quả trên cho thấy nghiên cứu này mang lại tính khả quan, tính kinh tế cao từ vật liệu hấp phụ sinh học có nguồn gốc tự nhiên có thể áp dụng vào thực tế do khả năng hấp phụ tốt của hạt Chitosan/STPP sau khi loại bỏ ion Cu2+ có thể tiếp tục sử dụng để hấp phụ ion PO43-.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo biến tính cấu trúc chitosan với liên kết tripolyphosphate trong việc tái sử dụng hấp phụ po4 3 trên hạt vật liệu đã hấp phụ cu2+ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)