Phân tích các chiến lược mà ĐTCT đã áp dụng, sự thành công khi áp dụng chiến

Một phần của tài liệu MARKETING CHIẾN LƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN TIKI (Trang 41 - 43)

phần.

3.4. Phân tích các chiến lược mà ĐTCT đã áp dụng, sự thành công khi áp dụng chiến lược chiến lược

Chiến lược Marketing của Shopee

Sản phẩm: Chiến lược phát triển ứng dụng riêng cho mỗi nước là một phần trong chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường một. Shopee đã đạt được thành công đáng mơ ước ở từng quốc gia. Sản phẩm của hãng tạo ra là một trang web được tối ưu với các ngôn ngữ khác nhau. Thêm vào đó, hãng thiết kế Website dựa vào thói quen sử dụng của khách hàng và cũng chăm chút về mặt hình ảnh trên website khiến cho các sản phẩm bán hàng trở nên hấp dẫn hơn tạo ra hứng thú với mỗi khách mua.

Giá cả: Shopee đã kích thích những chủ hộ kinh doanh bằng những mức giá ưu đãi khi trở thành thành viên. Thêm vào đó, hãng cũng hỗ trợ tối đa về giá ship, các code Freeship để gia tăng sức mua của khách hàng khi sử dụng ứng dụng của mình. Việc hỗ trợ giá này khiến cho giá của Shopee cũng hấp dẫn hơn so với các thương hiệu đối thủ nhận được sự chú ý từ khách hàng của mình.

Phân phối: Shopee hoạt động dưới hình thức ứng dụng, một chợ trực tuyến kết nối giữa người mua và người bán. Mới vào Việt Nam từ tháng 8.2016, đến hiện tại số lượng tải ứng dụng Shopee đã tăng gấp 3 lần, đạt 5 triệu lượt. Cộng đồng người bán cũng đồng thời tăng 3 lần trong 1 năm. Tính đến nay, Shopee có hoạt động ở 7 quốc gia châu Á, với tổng cộng 40 triệu lượt tải về. Thêm vào đó, hãng cũng liên kết với những đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất ở từng quốc gia để khách hàng có những trải nghiệm nhanh nhất có thể.

Truyền thông: tạo ra những viral TVC nhằm quảng bá cho thương hiệu của mình để nhiều người biết tới. Hàng loạt các TVC quảng cáo đình đám được cho ra mắt với lượt xem hàng trăm, hàng chục triệu views cùng các gương mặt đại diện đình đám như Sơn Tùng MTP, cầu thủ Bùi Tiến Dũng. Thêm vào đó, là music marketing gây ám ảnh giai điệu shopee từ việc chế lại lời của Baby Shark. Và thậm chí là còn mời được cả BLACKPINK - nhóm nhạc đình đám của Hàn Quốc để quảng cáo. Cùng với đó áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Chiến lược Marketing của Sendo:

Truyền thông: Sendo bắt đầu được biết nhiều tới nhiều nhất nhờ vào một TVC được phát liên tục trong các khung giờ vàng trên các kênh truyền hình như VTV3. Bối cảnh clip là chợ, câu nói được xuất hiện nhiều nhất cũng là “siêu chợ Sen đỏ”. Ngoài gây ấn tượng bởi cái tên cũng như định vị thương hiệu thuần Việt. Ngoài thực hiện clip hài tết “Ăn khế trả vàng” phỏng theo một câu chuyện cổ tích quen thuộc với mọi thế hệ tại Việt Nam, Sendo còn tung ra một loạt các chương trình khuyến mại mang đậm tính truyền thống dân tộc như mua sắm trúng vàng (dựa trên quan niệm

35

mua vàng đầu năm là may mắn) hay “rung cây trúng lì xì”. Chiến dịch Marketing “Chợ tết Việt cho dân mạng” được coi là chiến dịch thành công nhất của Sendo từ trước tới nay.

Chiến lược bán hàng tại phân khúc thị trường: Sen đỏ lại mở rộng mô hình bán hàng C2C đến với người nông thôn và ngoại ô để tạo đà tăng trưởng doanh thu thay vì đánh mạnh vào các thị trường lớn như Hà Nội và TP.HCM. Sen đỏ đã khai mở thị trường đầy tiềm năng này và giải quyết nhu cầu mua sắm trực tuyến ở các khu vực này. Bởi mức thu nhập của người dân nơi đây đã tăng lên rất nhiều so với các năm trước đây, sức mua của họ cũng tăng lên nhiều. Chiến lược sáng suốt này đã thúc đẩy doanh thu rất lớn cho thương hiệu, cũng như tạo cơ hội mua sắm cho những người dân nông thôn, ngoại thành.

Chiến lược sử dụng KOLs: nhắc tới Sendo thì chắc chắn không thể không nhắc tới ca sĩ Mỹ Tâm. “Thần tượng quốc dân” Mỹ Tâm được mời làm đại diện cho chiến dịch quảng cáo là chiến lược sáng suốt khi nữ ca sĩ rất phù hợp với lối sống giản dị, truyền thống, bình dị và thân quen của bao người dân VIệt Nam. Việc này làm tăng mức độ uy tín của Sendo trong mắt khách hàng, bởi Mỹ Tâm từ trước tới giờ được biết đến là một ca sĩ nói không với scandal và có độ phủ sóng không chỉ với thế hệ trẻ mà còn cả với những thế hệ trung niên. Ngoài Mỹ Tâm, Hải Triều và BB Trần là những cái tên tiếp theo được Sendo chọn lựa. Sendo cũng đang hợp tác với các KOLs khác như là Ninh Dương Lan Ngọc hay Puka. Có thể thấy chiến lược Marketing chọn mặt gửi vàng KOLs của Sendo là vô cùng rõ ràng, chọn những gương mặt đang hot trong cộng đồng giới trẻ, có tính hài hước và sạch bóng scandal.

Chiến lược Marketing của Lazada:

Performance marketing: Trong lĩnh vực TMĐT, chiến lược marketing của Lazada tập trung vào mảng performance marketing nhằm nâng cao hiệu quả quảng cáo. Performance Marketing cho phép marketer sử dụng rất nhiều dữ liệu để phân tích, phân bổ chi phí hợp lý, tối ưu hóa kết quả kinh doanh. Đối với Lazada, mỗi click của khách hàng đều đáng giá, họ tận dụng nó targeting và retargeting hiệu quả, đeo bám khách hàng đã và đang quan tâm tới sản phẩm để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.

Affiliate marketing: (hay còn gọi là tiếp thị liên kết) là phương thức tiếp thị dựa trên nền tảng Internet trong đó một website sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác mà được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập của khách hàng thông qua website. Nhờ đa dạng hóa phạm vi đối tác từ hot blogger, báo điện tử, chủ website, diễn đàn,… đặc biệt là mức hoa hồng cao lên đến 5-8% giá trị sản phẩm, Lazada đã thu hút các đối tác hợp tác lâu dài với doanh nghiệp này. Lazada thường xuyên triển khai nhiều chương trình khuyến mãi và tạo điều kiện cho đối tác tăng vọt doanh thu nhờ hoa hồng từ các đơn hàng trong đợt mua sắm. Trong đó, nhiều đối tác liên kết lâu năm cùng Lazada rất mong đợi sự kiện Sinh nhật của Lazada mỗi năm, bởi hoa hồng của sàn TMĐT này thường tăng gấp 3 – 5 lần ngày thường.

36

Một phần của tài liệu MARKETING CHIẾN LƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN TIKI (Trang 41 - 43)