Kết quả phân tích môi trường nội vi

Một phần của tài liệu MARKETING CHIẾN LƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN TIKI (Trang 49 - 51)

Điểm mạnh

− Thị phần tương đối: Tiki chiếm lĩnh trên thị trường vô cùng mạnh. Trước đây Tiki thuộc top 2 trong Big4 của TMĐT, dù hiện tại đã ở top 4 nhưng Tiki luôn cố gắng đề ra các hoạt động sôi nổi và tìm kiếm cơ hội giành lại thị phần vốn có cho doanh nghiệp.

− Cơ sở khách hàng: Đa dạng hóa cơ sở khách hàng là một trong những chiến lược để doanh nghiệp tăng trưởng và mở rộng thị phần. Những chiến lược đa dạng cơ sở khách hàng hiệu quả chính là tìm kiếm khách hàng mới, làm PR, chuyển khách hàng ảo thành thật, tạo dựng quan hệ và hợp tác với đối thủ cạnh tranh. Cách làm PR hiệu quả của Tiki thông qua chiến dịch tiền tỷ “Đi cùng sao Việt”, sinh nhật huyền thoại,…

− Lòng trung thành của khách hàng: Mọi khiếu nại hay thắc mắc sản phẩm đều của khách hàng đều được Tiki hỗ trợ nhiệt tình. Tiki được chữ tín và tránh được rủi ro vì vậy mà có nhiều khách hàng trung thành với Tiki.

− Định giá: Các sản phẩm của Tiki có giá chênh lệch không quá nhiều so với các trang thương mại điện tử khác. Nhóm sản phẩm có giá tốt nhất vẫn là Sách và Đồ điện tử chính hãng từ các nhà phân phối lớn

Điểm yếu

Điểm yếu của TIKI tương quan với ĐTCT là về khả năng sinh lời

− Thực tế là các trang thương mại điện tử trụ lại được nhờ vào tiềm lực tài chính mạnh. Theo ghi nhận của DealStreetAsia, các doanh nghiệp này đang gồng mình gánh những khoản lỗ rất lớn và được dự đoán sẽ tiếp tục lỗ thêm để duy trì lượng người sử dụng cũng như định vị tên tuổi của mình trên thị trường. Trong khi vẫn phải đầu tư rất nhiều cho quảng cáo, hạ tầng kho bãi, nguồn nhân lực… Nếu không đủ tiền để "đốt" thì phải rời bỏ cuộc chơi. Nếu như năm 2016, mức lỗ của nhóm "Big 4" ngành thương mại điện tử là 1.700 tỷ đồng thì đến năm 2017, đã tăng gấp đôi lên 3.400 tỷ, còn năm 2018 tiếp tục tăng gấp rưỡi lên 5.100 tỷ đồng. Điều đáng nói là mọi hoạt động của Lazada – Shopee đều được trang trải bằng nguồn vốn dồi dào từ tập đoàn mẹ Alibaba (Trung Quốc) và SEA (Singapore).

− Tiki lại phải "tự lực cánh sinh", phải liên tục chứng minh năng lực để huy động vốn ngoài xã hội cho tăng trưởng. Thế nên, vấn đề kho hàng cũng như mặt bằng cửa hàng giới thiệu sản phẩm là mục tiêu tiên quyết để có thể có những phát triển.

Cơ hội

− Marketplace mang lại tiềm năng lớn cho Tiki: Các doanh nghiệp khi đưa hàng lên đây có thể chủ động phối hợp với Tiki làm marketing, đẩy mạnh việc bán hàng, nhưng chất lượng vẫn phải được kiểm soát bởi hệ thống chuỗi cung ứng – supply chain của Tiki. Bằng cách này, Tiki có thể kiểm soát được chất lượng đầu vào, và

43

có thể thông qua các doanh nghiệp để cộng hưởng cho sàn thương mại điện tử của mình.

− Bước ngoặt mới cho các công ty biết giữ chân khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ: Bước sang năm 2020, dự báo ngành bán lẻ trực tuyến Việt Nam sẽ chứng kiến một bước ngoặt quan trọng khi thị trường dần đề cao hơn hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời thay cho các chỉ số tăng trưởng ngắn hạn.

− Thói quen sử dụng điện thoại di động ngày càng cao và thời lượng sử dụng Internet của người Việt Nam cao. Trung bình 1 ngày, người Việt sử dụng Internet lên đến 4 tiếng. Đây là một cơ hội lớn để phát triển kinh doanh online.

− Xu hướng mua hàng online đang tăng mạnh: Với sự phát triển vũ bão của kinh doanh online, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng online ngày càng nhiều, đây là một cơ hội lớn để phát triển của Tiki nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung.

− Được sự tín nhiệm, cộng hưởng lớn từ Google, Facebook: Tiki kết hợp với Google làm Thành phố Tết, còn mấy năm trước làm với Facebook. Facebook có Facebook store. Cứ mỗi năm, Tiki sẽ cử nhân viên của mình qua trụ sở Facebook, mình học cách xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng – build customer database, đây là một dự án lớn của Tiki, để hiểu khách hàng hơn, giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn.

− Việc hợp tác với các với các công ty lớn, đã mang lại thêm kinh nghiệm và nâng cao vị thế về thương hiệu cho Tiki.

− Thương mại điện tử thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển.

Bảng 4-4: Ma trận cơ hội

Mức độ hấp dẫn

Khả năng doanh nghiệp nắm bắt được

Cao Thấp

Cao

Giữ chân khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ.

Xu hướng mua online

Thói quen sử dụng Internet của người tiêu dùng

Marketplace

Thấp Được hỗ trợ vốn từ các cổ đông Sự tín nhiệm của Facebook, Google

Thách thức

− Đối thủ cạnh tranh mạnh: Đối với sự phát triển như vũ bão của thị trường thương mại điện tử hiện nay, Tiki có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng để lo lắng như Lazada, Shopee, Sendo…

− Chính sách Marketplace: Marketplace tuy mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển mới của Tiki, nhưng đây cũng là thách thức lớn về chất lượng đầu vào sản phẩm, kiểm soát nguồn gốc và xây dựng niềm tin với khách hàng khi thực hiện mô hình marketplace.

44

− Hình thức kinh doanh online: Tuy việc mua hàng online đang phát triển mạnh, song song đó trước nhiều sự việc mua hàng fake, lừa đảo, đã tạo nên xu hướng dè chừng khi không được kiểm hàng.

− Chi phí bán hàng cao: Thương mại điện tử là hình thức bán hàng còn khá mới ở Việt Nam, do đó chi phí để duy trì trang web, ứng dụng, logistics, các kho và hỗ trợ khách hàng là rất cao. Trong khi rủi ro về việc khách hàng đặt hàng nhưng lại không nhận hàng còn rất lớn, doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn những phí tổn do việc trả hàng về, chất lượng hàng hóa qua nhiều khâu vận chuyển khó đảm bảo được chất lượng như ban đầu.

Bảng 4-5: Ma trận thách thức

Mức độ nghiêm trọng

Khả năng xảy ra

Cao Thấp

Cao Đối thủ cạnh tranh. Chi phí bán hàng Marketplace

Thấp Ngành kinh doanh online

Một phần của tài liệu MARKETING CHIẾN LƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN TIKI (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)