đến doanh nghiệp
• Yếu tố kinh tế: Môi trường của ngành TMĐT
− Thị phần của thương mại điện tử trong tổng giao dịch bán lẻ tại Việt Nam đang chiếm từ 4% đến 5%, với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 30%, đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến càng thêm gay cấn khi mới đây Viettel đã gia nhập cuộc chơi với nền tảng Voso.
− Vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn đổ vào các hãng bán lẻ nội địa như Tiki, Sendo hay Thế giới di động cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhiều cột mốc mới cho bán lẻ trực tuyến Việt Nam. Bước sang năm 2020, dự báo ngành bán lẻ trực tuyến Việt Nam sẽ chứng kiến một bước ngoặt quan trọng khi thị trường dần đề cao hơn hiệu quả hoạt động và khả năng.
• Yếu tố văn hóa - xã hội
− Năm 2019, Việt Nam có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017.Trong đó, 94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày, và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Điều nãy cho thấy tỷ lệ dân số tiếp cận và sử dụng Internet ở Việt Nam ngày càng tăng.
− Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam: Khi sự phát triển của thương mại điện tử ngày càng cao. Điều này đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại nhiều ngành hàng, từ nông thôn đến thành thị. Khi mà hiện nay đã ra đời rất nhiều hình thức thanh toán tiện lợi hơn khi người tiêu dùng sẽ có thể thanh toán trực tiếp qua việc kết nối với tài khoản ngân hàng hay ví điện tử thay vì phải trả tiền mặt khi nhận hàng.
− Người Việt rất ưa thích mua sắm trực tuyến, nhưng đa số là các mặt hàng giá rẻ vì vẫn lo ngại về các yếu tố chất lượng sản phẩm, thanh toán an toàn. Vì vậy, để có được lòng tin với khách hàng và thị trường bền vững các nhãn hiệu phải thực sự chân thành với người tiêu dùng.
42