KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH
4.3.2: Kế hoạch thực hiện
- Đối với công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ ngân hàng mới cần tuyển chọn ứng tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên và đúng chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các cơ sở đào tạo uy tín. Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, cử những chuyên viên giàu kinh nghiệm để hướng dẫn, kèm cặp những cán bộ mới được tuyển dụng.
- Không ngừng chọn lọc, bổ sung tăng cường cán bộ tín dụng, kể cả cán bộ quản lý sau mỗi kỳ đánh giá, ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Theo những yêu cầu, tiêu chuẩn đó, đội ngũ CBNV này phải có trình độ chuyên môn giỏi, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học, đáp ứng đầy đủ được yêu cầu công việc. CBNV tín dụng phải đảm bảo có đạo đức trong nghề nghiệp. Đây là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng đối với cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả cho vay nói chung và cho vay bổ sung vốn lưu động nói riêng, đội ngũ cán bộ tín dụng không những phải thông thạo nghiệp vụ mà còn có hiểu biết về pháp luật, có tác phong làm việc hiện đại, đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ CBNV tín dụng một cách toàn diện, liên tục, có hệ thống để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực nhằm phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Các hình thức đào tạo cần có kiến thức tín dụng đầy đủ, chính xác, đúng theo quy định của Pháp luật, quy định riêng của ngân hàng và đảm bảo hiệu quả.
- Phân bổ, sắp xếp sử dụng đội ngũ CBNV hợp lý, đúng người, đúng việc, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, không để dư thừa dẫn đến lãng phí.
Tăng cường, kiểm tra, giám sát, các cán bộ quản lý phải có những chế tài phù hợp giúp phát huy được tính tự giác, linh hoạt của mỗi cán bộ nhân viên. Xây dựng quy trình luân chuyển cán bộ phù hợp, đảm bảo yêu cầu. Chú trọng bồi dưỡng nhân viên với, cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực.
- Tổ chức những buổi training kĩ năng bán hàng, kĩ nghiệp vụ và nghĩ năng chăm sóc khách hàng một cách có đầu tư, có hiệu quả. Do trực tiếp Ban giám đốc và cán bộ quản lý hướng dẫn và làm mẫu.
- Trong công chăm sóc khách hàng cần có sự tận tâm, xuất phát từ chính suy nghĩ cán bộ tín dụng chứ không bị thúc ép từ phía cấp trên. Dần dần khiến nó trở thể thành một thói quen công việc thì hiệu quả thực tế mới thực sự rõ ràng. Tuy không áp đặt nhưng các cán bộ quản lý hay thậm chí là Ban giám đốc cần theo sát và hỗ trợ cán bộ tín dụng kịp thời.
- Tuy chăm sóc khách hàng sẽ mang lại mối quan hệ nhưng CBNV tín dụng phải có lập trường vững vàng để tránh những sai phạm cố ý mà phía khách hàng yêu cầu.
Để hoàn thiện sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong đó sản phẩm trọng tâm cũng như có tầm ảnh hưởng lớn nhất là cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp rõ ràng các NHTM cần phải nâng cao chất lượng CBNV tín dụng cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn kĩ năng chăm sóc khách hàng. Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh, tốc độ thay đổi chóng mặt, ngành Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Với những sản phẩm, chính sách tương tự nhau thì điểm khác biệt sẽ đến từ yếu tố con người. Đứng ở góc nhìn của khách hàng để biết được những gì khách hàng cần, những gì khách hàng muốn, những gì khách hàng chưa hài lòng để qua đó khắc phục, thay đổi, nâng cao chất lượng. Đó mới chính là cách thức hiệu quả nhất để đạt được lợi ích sau cùng đó là lợi nhuận kinh doanh và hơn nữa đó là càng khẳng định được vị thế của Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội trên thị trường.