Đọc và nghiên cứu bài tập: Tìm hiểu vật liệu hàn, yêu cầu bài tập Chuẩn bị

Một phần của tài liệu han tig (Trang 33 - 35)

- Đối với thiết bị:

1. Đọc và nghiên cứu bài tập: Tìm hiểu vật liệu hàn, yêu cầu bài tập Chuẩn bị

1.1. Chuẩn bị

- Thiết bị: Máy hàn TIG và các phụ kiện, van giảm áp, máy mài tay, máy mài điện cực.

- Dụng cụ: Búa nguội, bàn chải sắt, thước lá, vạch dâu, kính hàn, mặt nạ hàn. - Vật liệu hàn:

+ Chuẩn bị phơi: nắn sửa phơi hàn, kiểm tra kích thước phơi, làm sạch phơi, vạch dấu đường hàn bằng vạch dấu hoặc đá mài.

+ Điện cực: Mài điện cực, lắp điện cực và chụp gốm vào mỏ hàn.

- Lắp van giảm áp vào máy hàn và chai khí, kiểm tra an tồn, thử dịng điện hàn.

1.2. Đặt chế độ hàn

- Chọn đường kính điện cực từ 2,4 đến 3,2 mm. - Đường kính dây hàn phụ 2,4 mm.

- Điều chỉnh lưu lượng khí hàn từ 5÷6 l/phút.

1.3. Mồi hồ quang và tạo các đường hàn trên mặt tấm phẳng

Sau khi đã chuẩn bị các thiết bị dụng cụ và đặt chế độ hàn, tiến hành mồi hồ quang và hàn các đường hàn.

- Chụp mũ hàn vào mở kính hàn để quan sát vị trí mồi hồ quang.

- Đặt mỏ hàn cách điểm đầu của đường hàn khoảng 10÷15mm, sau đĩ hạ kính hàn xuống, hơi nâng mỏ hàn đứng lên một chút nhưng khơng để đầu điện cực chạm vào bề mặt vật hàn, ấn cơng tắc trên mỏ hàn (khi chọn chế độ 2T chỉ cần ấn một lần và giữ cơng tắc, khi chọn chế độ 4T ấn cơng tắc cho hồ quang phát sinh rồi bỏ tay khỏ cơng tắc khi đĩ hồ quang sẽ mạnh hơn cĩ thể hàn.)

- Khi hồ quang phát sinh nâng mỏ hàn đứng lên tạo với trục đường hàn khoảng 700÷800 ngược với hướng hàn, đồng thời tạo một gĩc khoảng 900 so với mặt phẳng hai bên đường hàn và di chuyển về điểm đầu của đường hàn. GIữ chiều dài hồ quang khoảng 3÷5 mm, nung nĩng chảy điểm đầu đuờng hàn và đưa mỏ hàn dọc theo chiều dài đường hàn với vận tốc đảm bảo cho bề rộng đường hàn từ 6÷8 mm, khơng sử dụng que hàn phụ.

- Khi hàn đường hàn thứ hai cĩ chiều rộng lớn hơn tiến hành mồi hồ quang như trên khi điểm bắt đầu của đường hàn bắt đầu chảy, đưa que hàn phụ và bổ sung kim loại vào bể hàn, khi quan sát thấy bề rộng mối hàn phù hợp thì nhấc que hàn phụ vào theo từng giai đoạn như trên và đưa mỏ hàn chiều dài đường hàn. Mỏ hàn dao động theo hình răng cưa hoặc hình bán nguyệt, chụp khí khơng tỳ vào mặt vật hàn.

- Gĩc độ mỏ hàn, dây hàn phụ hàn như hình 1.22:

- Kết thúc đường hàn: Kết thúc đường hàn đầu tiên ngắt hồ quang bằng cách nhả ngĩn tay trên mỏ hàn, để điền đầy rãnh hồ quang thực hiện mồi và ngắt hồ quang khoảng 2-3 lần (2T) hoặc nhấn lại cơng tắc trên mỏ hàn (4T), giữ mỏ hàn tại điểm kết thúc khoảng 10 giây sau khi ngắt hồ quang mới đưa mỏ hàn ra khỏi vị trí hàn.

- Kiểm tra sự đồng đều về hình dáng mối hàn.

- Kiểm tra sự đồng đều về chiều rộng và chiều cao mối hàn. - Kiểm tra hiện tượng cháy chân và cháy tràn.

- Kiểm tra điểm đầu và điểm cuối mối hàn.

- Kiểm tra bề mặt mối hàn xem cĩ bị ơxy hố khơng.

* Các khuyết tật thường gặp nguyên nhân biện pháp phịng tránh 2.1. Mối hàn bị rỗ khí

- Nguyên nhân: Lưu lượng khí nhỏ hoặc bị tạt khí do giĩ, vật hàn bị bẩn, khí hàn khơng sạch.

- Biện pháp phịng tránh: Kiểm tra khí hàn, kiểm tra vật hàn và che chắn vị trí hàn tránh khơng bị giĩ thổi tạt.

2.2. Mối hàn bị cháy chân

- Nguyên nhân: Khi dao động khơng cĩ điểm dừng ở hai cạnh, lượng kim loại phụ đưa vào bể hàn chưa đủ, chiều dài hồ quang lớn.

- Biện pháp phịng tránh: Dao động mỏ hàn phải cĩ điểm dừng hai cạnh, quan sát và đưa lượng kim loại vào bể hàn vừa đủ, duy trì chiều dài hồ quang phù hợp.

Một phần của tài liệu han tig (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w