- Công Ty Cp Xây Dựng Số 3 Hải Phòng
3.2.7.2. Hoàn thiện kỹ năng trong việc phân tích giá cạnh tranh:
Trước đây, để được chúng thầu và tiếp nhận công trình, công trình, một số doanh nghiệp thi công phải đi đường vòng, chắp nối quan hệ, nộp tỷlệ phần trăm ... Hiện nay, công tác xây dựng các văn bản pháp chế ngày càng được hoàn thiện. đặc biệt với các công trình được tổ chức đấu thầu Quốc tế, các doanh nghiệp thi công chỉ thu hút được chủ đầu tư nhờ vào năng lực của chính mình.
Đòi hỏi phải hết sức thận trọng, bởi khi thuyết trình với chủ đầu tư từ dễ dẫn đến sự nghi ngờ về chất lượng công trình và tính hiệu quả sau khi hoàn thành. Để giảm chi phí một cách hợp lý thì cần phải phân tích :
Trong chi phí trực tiếp, chi phí về vật liệu thường chiếm tỷ lệ cao nhất (50% - 60%), sau đó đến chi phí về máy và nhân công. Căn cứ vào sự chi phí trực tiếp, do ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài ta phân tích chi phí trực tiếp thành 2 nhóm và dựa trên cơ sở đó để giảm chi phí này một cách hợp lý.
- Nhóm 1: Chi phí thường xuyên biến động, chi phí vật liệu đối với công trình giao thông, giá cả của vật liệu (như đường, cát, đá...), chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Tình hình kinh tế, chính trị của khu vực, thế giới, các điều kiện thời tiết , khí hậu ...làm cho nó thường xuyên biến động, gây ra sự chênh lệch ra với dự toán được lập ban đầu. Từ đặc điểm trên sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp lập giá canh tranh. Để xây dựng giá cạnh tranh của nhóm này cần chú ý đến các vấn đề sau:
+ Hình thành các xí nghiệp tự sản xuất và cung ứng vật liệu, cụ thể là xí nghiệp sản xuất đá, Ba se, Subbase, điều này sẽ khiến cho công ty giành được lợi thế trong cạnh tranh về giá vật liêu.
+ Lập phương án vận chuyển nhằm đảm bảo khai thác tối đa các phương tiện vận chuyển.
+ quan hệ tốt với các nhà cung ứng vật liệu.
+ Thu nhập, đánh giá thông tin về biến động giá cả của các nguyên nhiên vật liệu để quyết định khối lượng và thời điểm mua thích hợp nhằm hạn chế sự rủi ro, trượt giá.
+ Nhóm 2: Chi phí ít rất biến động - chi phí máy và công nhân. Chi phí thuộc nhóm này ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Đồng thời trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công nó được tính toán rất cụ thể, theo đúng quy trình công nghệ đối với từng loại dự án. Vì vậy sự chênh lệch so với dự án được lập bàn đầu tư
là rất thấp. Nên chủ đầu tư thường yêu cầu các nhà thầu thuyết trình rất tỷ mỷ về việc giảm hai chi phí này. Để giảm hai chi phí trên, công ty cần chú ý đến các giải pháp sau:
+ Tăng năng xuất lao động, phát huy tính sáng tạo của từng cá nhân, tập thể trong quá trình thi công, tránh tình trạng trả công lao động thấp, tạo ra sự mâu thuẫn giữa người lao động và người trả công làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.
+ Nâng cao trình độ cơ giới hoá và tự động hoá trong thi công nâng cao hiệu quả sử dụng máy.
+ Lập biện pháp tổ chức thi công hợp lý, đặc biệt là các biểu đồ sử dụng nhân lực. Sử dụng thiết bị thi công phải đảm bảo tính chủ động cho từng dự án và tính linh hoạt cho nhiều dự án cùng thi công.
Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đã và đang làm thay đổi những yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Đối với công ty XD và TM Thành Phúc, việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đặc biệt là trong cơ trế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay: Giá bỏ thầu thấp, tiến độ thi công nhanh, giá cả biến động, vốn thanh toán chậm và địa bàn thi công trải rộng
Nhận thức được tầm qua trọng của vấn đề này những năm qua Công ty đã không ngừng có chủ trương cụ thể đảm bảo việc đầu tư đúng hướng và có hiệu quả.
Dựa trên cơ sở lý luận về đầu tư và cạnh tranh cùng với tình hình thực tế của công ty, em đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tac
đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh, giúp công ty tiếp tục phát triển, tăng trưởng ổn định và bền vững.