- Công Ty Cp Xây Dựng Số 3 Hải Phòng
2.3. đánh giá chung
Ma trận kết hợp SWOT là ma trận phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các cơ hội và nguy cơ.
Cơ hội (O) Nguy cơ (T)
Mặt mạnh (S) S/O S/T
Mặt yếu (W) W/O W/T
Hình ảnh và chất lượng các công trình mà công ty đã thi công hoàn thành và bàn giao được đánh giá là các công trình có chất lượng cao.
Số lượng máy móc, thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại.
Công ty đã tạo được lòng tin đối với các tổ chức tín dụng do đó khả năng huy động vốn thông qua nhiều kênh tín dụng, các tổ chức, các cá nhân là tương đối cao.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
2.3.2. Mặt yếu (W).
Bên cạnh những ưu điểm trên là tăng khả năng cạnh tranh của công ty còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, nó ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của công ty.
Khả năng về vốn của công ty còn rất hạn chế, vốn của công ty chủ yếu là vốn vay là cho gánh nặng lãi vay của công ty là rất lớn.
Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự đã được công ty chú trọng và đã có những chuyển biến tích cực. Song một số cán bộ quản lý thiếu sự am hiểu về kiến thức kinh tế tài chính, marketing, ngoại ngữ, chưa chủ động sáng tạo dám nghĩ dám làm, lực lượng công nhân lành nghề không đồng bộ giữa các nghề, các loại thợ, bậc thợ.
Một số máy móc thiết bị của công ty đã cũ, không còn phù hợp với điều kiện thi công.
Công tác kỹ thuật thi công còn bộc lộ hạn chế như: tiến độ thi công một số công trình trọng điểm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số công trình ở xa còn thiếu sự chỉ đạo tập trung và kiểm tra của công ty.
Công tác quản lý tài chính chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, việc kiểm tra, kiểm soát chưa được thường xuyên, liên tục.
Mặc dù công ty đã làm tốt việc nâng cao chất lượng song đôi khi do cơ chế chưa chặt nên có khi còn gây ra việc ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Công tác marketing của công ty chưa được thực sự quan tâm đúng mức nên còn hạn chế so với yêu cầu đòi hỏi để thích ứng với nền kinh tế cạnh tranh.
Hướng tới mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng: đường quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt, sân bay, nhà ga, cầu, cảng, các đô thị mới,… sẽ được ưu tiên. Đây chính là cơ hội tạo nhiều công ăn, việc làm cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng giao thông.
Quá trình hội nhập, sự sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, tạo cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng có quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp lớn trên thế giới và trong khu vực, tiến tới liên doanh, liên kết, phát triển và mở rộng thị trường, từng bước chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý.
2.3.4. Nguy cơ (T)
Do tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và một số xu hướng chững lại so với năm trước. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước có chiều hướng bị thu hẹp, nguồn vốn ODA, FDI giảm sút nên ít có công trình đầu tư xây dựng quy mô lớn. Nhiều dự án đã phê duyệt hoặc triển khai dở dang phải tạm dừng hoặc bị cắt giảm do không đủ vốn. Do đó các đơn vị xây lắp đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường.
Thị trường vốn chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp xây dựng là rất lớn. Các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào ngân hàng, và thủ tục cho vay của các ngân hàng mặc dù đã được cải cách song vẫn rất rườm rà.
Mặc dù quy chế đấu thầu ở nước ta đã được triển khai 6 năm và không ngừng được củng cố hoàn thiện, song vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: trong đấu thầu quốc tế, tuy Nhà nước đã có nhiều ưu đãi đối với các nhà thầu trong nước, song vấn đề sành đồ ngoại vẫn phổ biến, biểu hiện như nhiều công trình các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng làm được nhưng vẫn mang ra đấu thầu quốc tế. Trong khi các doanh nghiệp trong nước không biết hợp tác với nhau mà trái lại còn cạnh tranh quyết liệt với nhau, thi nhau đặt giá thấp. Kết quả là các doanh nghiệp Việt Nam thường phải làm thầu phụ cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với các nhà thầu nước ngoài có uy tín lớn trên thị trường quốc tế, có kỹ thuật công nghệ, tài chính, kinh nghiệm thi công và nhân
lực hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó khả năng thắng thầu quốc tế của công ty và của các doanh nghiệp Việt Nam là rất khó khăn.