Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng (Trang 28 - 33)

nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của một ngành với ngành khác. Như vậy giữa các ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các điều kiện khác khác nhau như môi trường kinh doanh, thu nhập khu vực, nhu cầu và thị hiếu có tính chất khác nhau nên cùng một lượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngành khác. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển dịch sang sản xuất tại những ngành có tỷ suất lợi

nhuận cao hơn, đó chính là biện pháp để thực hiện cạnh tranh giữa các ngành. Kết quả là những ngành trước kia có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút các nguồn lực, quy mô sản xuất tăng. Do đó cung vượt quá cầu làm cho giá cả hàng hoá có xu hướng giảm xuống, làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại những ngành trước đây có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến cho một số nhà đầu tư rút vốn chuyển sang lĩnh vực khác làm cho quy mô sản xuất của ngành này giảm, dẫn đến cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá cả hàng hoá tăng và làm tăng tỷ suất lợi nhuận.

2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh: 2.1.5.1 Các chỉ tiêu chung 2.1.5.1 Các chỉ tiêu chung

- Hệ số vay nợ:

Tài sản nợ

Hệ số vay nợ =

Tổng tài sản

Hệ số này càng cao, khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp càng giảm.

- Hệ số thanh toán lãi vay

LN trước thuế + Lãi tiền vay

Hệ số thanh toán lãi vay =

Lãi tiền vay

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ làm giảm khả năng trả lãi, đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp cũng không thể cao. Đây là một trong các căn cứ để Ngân hàng quyết định có cung cấp các khoản cho vay tiếp theo hay không.

- Hệ số thanh toán hiện hành:

Tài sản lưu động Hệ số thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn - Hệ số thanh toán nhanh:

Tài sản lưu động – hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn - Hệ số thanh toán tức thời:

Tiền mặt

Hệ số thanh toán tức thòi =

Nợ ngắn hạn - Hệ số doanh lợi:

Lợi nhuận trước thuế + Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu =

Doanh thu Lợi nhuận trước thuế

+ Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn SXKD =

Vốn sản xuất kinh doanh

Hai hệ số trên phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này càng cao thì hiệu quả SXKD của doanh nghiệp càng lớn.

2.1.5.2. Những chỉ tiêu riêng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 2.1.5.2.1- Giá trị trúng thầu và số lượng các công trình thắng thầu 2.1.5.2.1- Giá trị trúng thầu và số lượng các công trình thắng thầu

Chỉ tiêu này cho biết một cách khái quát tình hình kết quả dự thầu của doanh nghiệp. Qua đó có thể đánh giá được chất lượng, hiệu quả của côngtác dự thầu trong năm và biết quy mô của các công trình mà doanh nghiệp đã trúng thầu. Từ đó ta thấy được khả năng, tiềm lực của doanh nghiệp.

- Xác xuất trúng thầu. + Tính theo số hợp đồng

∑Ltt

K1 = . 100% ∑Ldt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: - K1 xác suất trúng thầu theo số hợp đồng (%) - ∑Ltt: Tổng số lần thắng thầu

- ∑Ldt: Tổng số lần tham gia dự thầu + Tính theo giá trị hợp đồng

∑Gtt

K2 = . 100%

∑ Gdt

Trong đó: - K2: Xác suất trúng thầu theo giá trị hợp đồng (%) - ∑Gtt: Tổng giá trị hợp đồng thắng thầu

- ∑Gdt: Tổng giá trị hợp đồng tham gia dự thầu

2.1.5.2.2- Thị phần và uy tín của doanh nghiệp

Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách khái quát khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó thị phần biểu hiện thành hai mặt: Thịphần tuyệt đối và thị phần tương đối.

Z giá trị xây lắp của doanh nghiệp Phần thị trường tuyệt đối =

Z giá trị xây lắp toàn ngành

Z GTXL của doanh nghiệp

Hoặc: =

Z doanh thu xây lắp toàn ngành

Thị phần tương đối: Được xác định trên cơ sở sự so sánh phân thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp với phần thị trường tuyệt đối của một số đối thủ cạnh tranh nhất.

Uy tín của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này liên quan đến tất cả các chỉ tiêu trên và các yếu tố khác như: Chất lượng công trình, tổ chức doanh nghiệp, tổ chức các dự án thi công, markesting…

2.1.5.2.3. Năng suất lao động

Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi thông qua năng suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ của doanh nghiệp.

2.1.5.2.4 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí dùng vào

hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao chắc chắn doanh nghiệp có doanh thu cao và chi phí thấp. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và được đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan.

Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận =

Chỉ tiêu ny cho thấy nếu có 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Đã có quá nhiều đối thủ thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này cao tức là tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp cần phát huy lợi thế cảu mình một cách tối đa và không

Tổng lợi nhuậnTổng doanh thu Tổng doanh thu

ngừng đề phòng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp bất cứ lúc nào do sức hút lợi nhuận cao.

Ngoại trừ các chỉ tiêu có thể đo lường được, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn được biểu hiện qua một số các chỉ tiêu định tính như

2.1.5.2.5. Uy tín của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng rất lớn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi nhuận .v.v. Nhưng để đạt được các mục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo được uy tín của mình trên thị trường, phải tạo được vị thế của mình trong con mắt của khách hàng. Cơ sở, tiền đề để tạo được uy tín của doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phải có một nguồn vốn đảm bảo để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên uy tín của doanh nghiệp đó là “ con người trong doanh nghiệp” tức doanh nghiệp đó phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đội ngũ nhân viên giỏi về tay nghề và kỹ năng làm việc, họ là những con người có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc, biết khơi dậy nhu cầu của khách hàng.

Trong nền kinh tế thị trường yếu tố nổi bật nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp đó là nhãn hiệu sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng (Trang 28 - 33)