Ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo cho cán bộ phòng tài chính – kế toán công ty TNHH thương mại tùng chiến (Trang 31)

Bảng 2.1: Ngành, nghề kinh doanh của công ty TNHH Thƣơng Mại Tùng Chiến

STT Tên ngành nghề

1 - Kinh doanh bạc, đá quý;

2 - Mua bán vàng, gia công vàng trang sức mỹ nghệ;

3 - Dịch vụ cầm đồ;

4 - Kinh doanh bất động sản;

5 - Dịch vụ phục vụ khách du lịch;

6 - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật;

7 - Lắp đặt các công trình điện lạnh, điện công nghiệp, điện dân dụng và cấp thoát nước;

8 - San lấp mặt bằng, thi công xử lý nền móng các công trình;

9 - Buôn bán vật tư, vật liệu trong ngành xây dựng;

10 - Buôn bán đồ điện, điện tử, điện dân dụng;

11 - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hang hóa;

12 - Kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống, giải khát;

13 - Vận tải hang hóa, vận chuyển hành khách;

14 - Sản xuất máy móc và thiệt bị văn phòng ( Trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính);

15 - Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe;

16 - Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác;

17 - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy;

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Nguồn: Công ty TNHH Thương Mại Tùng Chiến 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh

25

hội nhập với thị trường phù hợp hơn với xu thế của xã hội, sự thay đổi này không phải sự bất ổn định trong kinh doanh mà là những thay đổi để tìm kiếm thêm lợi nhuận tìm kiếm những thuận lợi và khó khăn để doanh nghiệp có thể lựa chọn hướng đi phù hợp nhất. Mặc dù có nhiều sự thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh trong 3 năm liên tục thay đổi từ thương mại sang dịch vụ rồi lại từ dịch vụ quay lại buôn bán sản xuất nhưng doanh nghiệp vẫn luôn giữ được mức lợi nhuận ổn định, đây cũng là điểm mạnh của doanh nghiệp mà ít doanh nghiệp có thể làm được.

Bảng 2.2 : Báo cáo kết quả hoạt động sản suất kinh doanh cuối năm giai đoạn 2017 – 2019 của Công ty TNHH Thƣơng Mại Tùng Chiến (Đơn vị:VNĐ)

STT CHỈ TIÊU 2017 2018 2019

1

Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 40.536.989.833 29.739.522.493 27.738.891.362

a Doanh thu bán hàng 12.364.874.645 14.107.797.780 19.586.447.309

b Doanh thu cung cấp dịch vụ 28.172.115.188 15.631.724.713 8.152.444.053

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - -

3 Doanh thu thuần 40.536.989.833 29.739.522.493 27.738.891.362

4 Giá vốn hàng bán 36.925.412.381 26.218.346.822 24.410.616.937

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng hóa

dịch vụ 3.611.577.452 3.521.175.671 3.328.274.425

6 Doanh thu hoạt động tài chính 1.275.907 322.187 251.020

7 Chi phí hoạt động tài chính 572.313.580 618.812.930 626.951.540

- Trong đó chi phí lãi vay 572.313.580 618.812.930 626.951.540

8 Chi phí quản lý kinh doanh 1.276.181.455 1.217.565.541 1.033.618.015

9 Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD 1.764.358.324 1.685.119.378 1.667.955.890

10 Thu nhập từ hoạt động khác - - -

11 Chi phí từ hoạt động khác - - -

12 Lãi lỗ từ hoạt động khác - - -

13 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.764.358.324 1.685.119.378 1.667.955.890

14 Chi phí thuế TNDN 352.871.665 337.023.876 333.591.178

15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.411.486.659 1.348.095.502 1.334.364.712

26

 Trong năm 2017

Doanh thu: doanh nghiệp nhìn chung vẫn giữ mức doanh thu thuần ở mức ổn định so với 2016 gần như không thay đổi nhưng bên trong lại lại có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ bán hàng sang dịch vụ. Cụ thể doanh thu thay đổi tăng khoảng 25 tỷ đồng ngành dịch vụ và giảm cùng mức ngành bán hàng. Doanh nghiệp đang thử sức với ngành dịch vụ vì thời gian này là cao điểm trong phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam nên nhà nhà làm dịch vụ theo xu hướng phát triển của thị trường.

Lợi nhuận: nắm bắt được xu hướng của thị trường nên việc kinh doanh của công ty cũng khá thuận lợi mặc dù thời gian chuyển đổi không lâu nhưng có những kết quả khả quan. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã tăng mặc dù không cao nhưng đây là dấu hiệu tích cực. So với các công ty khác thông thường khi có sự thay đổi chuyển đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh thu và lợi nhuận sẽ giảm nhưng doanh nghiệp lại có sự tăng nhẹ, điều đó cho thấy đây thực sự là năm phát triển của ngành dịch vụ.

 Trong năm 2018

Doanh thu thuần sụt giảm mạnh năm 2017 là 40.536.989.833 VNĐ đến năm 2018 chỉ đạt 29.739.522.493 VNĐ đã giảm hơn 10 tỷ đồng tương đương khoảng 26,63% . Lượng giảm chủ yếu từ doanh thu cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân của sự giảm đó là do một số yếu tố tác động:

+ Tác động bên ngoài: hiện nay số lượng các công ty doanh nghiệp cung cấp về các dịch vụ vận chuyển người và hàng hóa ngày càng nhiều mặc dù nhu cầu của di chuyển của con người và hàng hóa ngày một tăng không có khả năng cạnh tranh được với các ông lớn trong ngành nên công ty đã giảm đầu tư cho ngành dịch vụ.

+ Tác động bên trong: với nguồn vốn và quy mô công ty không lớn mà chi phí đầu tư ban đầu cho ngành này lại cao nên công ty khó huy động nguồn vốn đầu thêm vào đó là đội ngũ nhân viên có trình độ không cao nên không thể kiểm soát được hết các công việc.

Tuy nhiên doanh nghiệp giảm chủ yếu trong lĩnh vực vận tải con người vẫn tập chung trong vận tải hoàng hóa

27

Lợi nhuận: trong năm này lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có giảm nhẹ năm 2017 là 1.411.486.659 VNĐ nhưng đến năm 2018 đạt được 1.348.095.502 VNĐ giảm 63.391.157 VNĐ tương đương khoảng 4,5% . Sự giảm này là do cắt giảm đầu tư mảng dịch vụ du lịch bởi chi phí đầu tư lớn mà hiệu quả không cao.

Kết luận : Trong năm 2018, tuy doanh thu giảm mạnh lên tới 26,63% nhưng lợi nhuận chỉ giảm 4,5% điều đó chứng tỏ trong thời gian đầu tư vào mảng dịch vụ du lịch và vận chuyển hành khách cho hiệu quả không cao mà chi phí lại lớn. Quyết định giảm đầu tư cho danh mục này là điều hợp lý của công ty.

 Trong năm 2019:

Doanh thu thuần: trong thời gian này, doanh thu tiếp tục giảm nhưng thấp hơn năm 2018 cụ thể giảm hơn 2 tỷ đồng tương đương khoảng 6,72%. Giảm do doanh thu thừ cung cấp dịch vụ giảm mạnh tới gần 7,5 tỷ đồng nhưng doanh thu bán hàng lại tăng tới khoảng 5,5 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng doanh thu bán hàng giảm doanh thu dịch vụ là do doanh nghiệp thấy rằng họ có tiềm năng và thuận lợi trong ngành bán hàng nhiều hơn ngành dịch vụ cộng thêm bộ máy hoạt động của họ cũng phù hợp cho việc sản suất và buôn bán nên chúng ta quan sát được họ đang chuyển mình từ tập chung cho dịch vụ sang tới đầu tư cho thương mại nhiều hơn.

Lợi nhuận: So với năm 2018, thì lợi nhuận sau thuế năm 2019 thay đổi không đáng kể chỉ giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì mức ổn định

Kết luận: Trong năm 2019, doanh nghiệp vẫn duy trì mức lợi nhuận so với 2018 nhưng kết cấu doanh thu thay đổi mạnh, tập chung đầu tư phát triển mảng sản xuất buôn bán.

2.2. Tổng quan về Phòng tài chính, kế toán công ty TNHH Thương Mại Tùng Chiến

Vị trí

Phòng Tài chính Kế toán là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Tùng Chiến

28

Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty và tố chức thực hiện các mặt công tác sau

Hạch toán kế toàn kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả; các hoạt động thu, chi tài chinh và kết quả kinh doanh theo quy đinh nội bộ của Công ty, đám bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.

Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị. tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiếm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - Kế toán của Nhà nước và nội bộ đơn vị

 Nhiệm vụ

- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể (đối với từng loại hình doanh nghiệp lại có các phần hành kế toán khác nhau), nhìn chung là có các nghiệp vụ liên quan đến:

+ Thực hiện kế toán vốn bằng tiền.

+ Thực hiện kế toán tài sản cố định, nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ...

+ Thực hiện kế toán công nợ. + Thực hiện kế toán doanh thu + Thực hiện kế toán chi phí

+ Thực hiện kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính. + Thực hiện kế toán hoạt động khác.

- Chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty. Thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác thống kê, kế hoạch tài chính theo quy định của công ty

- Thực hiện, tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài chính, cho vay tại đơn vị .

- Tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và của nội bộ công ty:

+ Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch chi tiêu đảm bảo đúng các quy định về định mức chi tiêu của Nhà nước và của Công ty để hoạt động kinh

29 doanh được hiệu quả.

+ Xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh; quản lý tiền vốn, công nợ; Các loại định mức như (định mức hàng tồn kho, tiền lương)... áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quy định nội bộ này.

+ Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo đơn vị các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành tốt đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị để đạt hiệu quả cao nhất.

 Quyền hạn

- Đôn đốc và yêu cầu các Phòng, cá nhân của Công ty thực hiện các quy định về quản lý tài chính, kế toán.

- Tham gia ý kiến về mặt tài chính đối với công tác kinh doanh và chi tiêu trực tiếp tại đơn vị.

- Có quyền và có trách nhiệm báo cáo và đề xuất với ý kiến với lãnh đạo có thẩm quyền về các vi phạm về quản lý tài chính - kế toán trong phạm vi đơn vị.

 Tổ chức bộ máy và quan hệ công tác

- Phòng Tài chính - Kế toán của đơn vị sẽ có 1 Trưởng Phòng kế toán (Kế toán trưởng) và 1 trưởng phòng tài chính. Kế toán trưởng và trưởng phòng tài chính chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Công ty về mọi hoạt động của phòng. Trưởng Phòng và Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế toán do Giám đốc Công ty đề nghị và quyết định (có thể lấy ý kiến của các Phó Giám Đốc).

- Phòng Tài chính - Kế toán có nhân sự và phân công công việc phù hợp đảm bảo hạch toán đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, nhằm thực hiện tốt các công việc.

- Trong phạm vi quy định chung, phòng Tài chính kế toán chủ động quan hệ công tác với các phòng thuộc doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

30

2.3. Quy trình đào tạo cho cán bộ phòng Tài chính - Kế toán công ty TNHH Thương Mại Tùng Chiến giai đoạn 2017-2019 Thương Mại Tùng Chiến giai đoạn 2017-2019

Trong giai đoạn 2017-2019, công ty TNHH thương mại Tùng Chiến thực hiện quy trình đào tạo cho cán bộ phòng Tài chính- Kế toán của công ty theo các bước sau:

a) Xác định nhu cầu đào tạo:

- Trong quy trình đào tạo căn bản:

Giảm bớt chi phí đào tạo: một định hướng đúng đắn sẽ giúp nhân viên mới nhanh chóng bắt kịp công việc ở công ty mới, làm việc hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cũng sẽ bớt được thời gian và chi phí đào tạo một cách đáng kể.

Giảm căng thẳng cho nhân viên mới: Một định hướng công việc rõ ràng sẽ giúp người mới bớt lo sợ và giảm áp lực. Họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn để làm việc và tiếp thu tốt hơn các định hướng công việc.

Tối ưu doanh số: Nhân viên sẽ làm việc năng suất hơn khi cảm thấy vị trí công việc phù hợp với năng lực của mình. Doanh nghiệp cần phải có định hướng công việc đúng đắn và cung cấp công cụ làm việc đầy đủ để giúp nhân viên mới hoàn thành tốt công việc, giúp team gia tăng doanh số.

Giúp quản lý thời gian hiệu quả: Khi công ty định hướng tốt ngay từ đầu thì người quản lý sẽ không mất nhiều thời gian để đào tạo nhân viên mới.

Giúp giữ chân nhân viên mới: một quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có ấn tượng tốt với nhân viên, giúp họ tin tưởng và ở lại cống hiến hết mình.

- Đối với quy trình đào tạo nâng cao: + Phân tích nhu cầu của tổ chức

Mục tiêu đào tạo được xác định phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp bao gồm:

• Phục vụ mục tiêu ngắn hạn của công ty (1 năm)

• Phục vụ mục tiêu trung và dài hạn của doanh nghiệp (2 -5 năm theo tầm nhìn chiến lược)

• Phục vụ mục tiêu đột xuất của doanh nghiệp (Ví dụ: thay đổi vị trí công việc thăng chức)

31

• Phục vụ mục tiêu phát triển cá nhân (khi doanh nghiệp chưa có nhu cầu đào tạo) nhằm tăng sự gắn kết hoặc phát triển lỗ trình sự nghiệp.

+ Phân tích các yêu cầu của công việc và trình độ của nhân viên

Tăng trình độ, kiến thức, kĩ năng hiện tại của các cán bộ nhân viên là mục tiêu chung của quá trình đào tạo. Vai trò của các hoạt động nghiên cứu xác định nhu cầu đạo tạo nên tùy thuộc vào sự phân công công việc và nhu cầu đổi mới hoàn thiện hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp Thủ thập dữ liệu để xác định về kỹ năng cần thiết nói giúp bạn phát hiện khoảng trống giữa

• Kỹ năng năng lực hiện tại với mong muốn • Hiệu suất hiện tại và mong muốn

+ Phân tích kỹ năng hiện tại của nhân viên:

Căn cứ vào tổng thời gian lao động cần thiết và quỹ thời gian lao động Quan sát người lao động tại nơi làm việc xem chất lượng, tốc độ, kỹ năng,… từ đó thấy được người lao động còn yếu kém ở kỹ năng nào đó rồi tiến hành đào tạo.

b) Xây dựng chương trình đào tạo:

Đối với mỗi vị trí khác nhau, công ty đưa ra các chính sách đào tạo cũng khác nhau. Chính vì vậy, công ty đã đưa ra hai quy trình đào tạo chính: quy trình đào tạo căn bản cho nhân viên mới và đào tạo nâng cao cho cán bộ cấp trưởng/ phó phòng trở lên. Bên cạnh đó công ty cũng hỗ trợ đào tạo các khóa học kỹ năng sử dụng máy tính ( Word, excel, p.p và phần mềm kế toán,…)

 Quy trình đào tạo căn bản:

- Thời gian đào tạo: 2 tháng thử việc

Bước 1: Chuẩn bị môi trường làm việc cho nhân viên mới

Sau quá trình tuyển dụng, khi chọn được ứng viên phù hợp, bộ phận nhân sự cần gửi email thông báo cho bộ phận liên quan để chuẩn bị chu đáo và chào đón nhân viên mới.

Chuẩn bị từ những việc cơ bản như: máy tính, bàn làm việc, văn phòng phẩm, email công ty, bản mô tả công việc,...cho đến kế hoạch đào tạo cụ thể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo cho cán bộ phòng tài chính – kế toán công ty TNHH thương mại tùng chiến (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)