5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
1.4.2. Các yếu tố khách quan
Các yếu tố thể chế – luật pháp
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị – pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh… của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế… đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại môi trường chính trị – luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô…
Các yếu tố kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.
35
Các yếu tố văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành. Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập… khác nhau:
Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống; Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập;
Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống; Điều kiện sống;
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng… Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
36
Đối với doanh nghiệp các yếu tố công nghệ như bản quyền công nghệ, đổi mới công nghệ, khuynh hướng tự động hoá, điện tử hoá, máy tính hoá…đã làm cho chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tác dụng tốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn. Bởi vậy các doanh nghiệp phải quan tâm theo sát những thông tin về kỷ thuật công nghệ, ngày nay công nghệ mới từ những phát minh, ở phòng thí nghiệm đều đưa ra sản phẩm đại trà, đưa sản phẩm ra thị trường tốn rất ít thời gian, là cơ hội cho những doanh nghiệp ở thời kỳ khởi sự kinh doanh, họ có thể nắm bắt ngay kỷ thuật mới nhất để gặt hái những thành công lớn, không thể thua kém những doanh nghiệp đã có một bề dày đáng kể. Các yếu tố kỹ thuật công nghệ cần phân tích:
Mức độ phát triển và nhịp độ đổi mới công nghệ, tốc độ phát triển sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ kỷ thuật mới trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động lẫn nhau và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
37
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ THÀNH.
2.1. Tổng quan về công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trƣờng Hà
Thành.
2.1.1. Thông tin chung
Trụ Sở Chính của Công ty
Địa chỉ: Số 96 - phố Quang Trung - phường Ngọc Trạo – thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa.
Văn phòng: Lô 99 đường Lê Vãn, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa Điện thoại: 0986731763/ 02373.754318/ 037. 3724310
Fax: 02373.754318.
Emai: TVhathanh@gmail.com
Tài khoản: số 3500421101002224, tại Ngân hàng NN&PTNT Thanh Hoá. Tài khoản số: 112000068743, tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa
Mã số thuế: 2800860449. Năm thành lập: 2005
Các ngành nghề đăng ký kinh doanh
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan:
Đo vẽ bản đồ; Lập quy hoạch chi tiết mặt bằng đô thị và nông thôn; Lập quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất đai;
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Báo cáo giám sát môi trường và báo cáo cam kết bảo vệ môi trường;
Lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án sản xuất kinh doanh; Lập các dự án đầu tư; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật.
Tư vấn kỹ thuật trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đá, cát, sỏi, đất sét.
Khảo sát, thiết kế các công trình công nghiệp mỏ;
Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.
38
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác: Kinh doanh vật tư, thiết bị xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường.
Bán buôn chuyên doanh khác: Kinh doanh hóa chất xử lý ô nhiễm môi trường Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải bảo vệ môi trường; Lập quy hoạch phát triển xã nông thôn mới; lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp;
39
Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Kỹ thuật Địa Chính và Môi trường Hà Thành. BAN GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN TƯ VẤN MÔI TRƯỜN PHÒNG KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG BỘ PHẬN KỸ THUẬT XỬ LÝ BỘ PHẬN ĐO ĐẠC PHÒNG KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH BỘ PHẬN QUY HOẠCH PHÒNG KẾ HOẠCH, TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾ HOẠC H BỘ PHẬN TƯ VẤN DỰ BỘ PHẬN TÀI VỤ, TỔNG
40
2.1.2. Giới thiệu sơ lƣợc về Công ty
2.1.2.1. Lịch sử hình thành của công ty
Công ty TNHH Kỹ thuật Địa chính và Môi trường Hà Thành được thành lập năm 2005, trụ sở chính của công ty tại số 373, đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Ngạn, Thành phố Thanh Hoá. Nghành nghề hoạt động chính của công ty là đo vẽ bản đồ; Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Lập quy hoạch phát triển xã nông thôn mới; lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp; Lập quy hoạch chi tiết mặt bằng cho đô thị và nông thôn; Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Báo cáo cam kết bảo vệ môi trường; Báo cáo giám sát môi trường; Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải bảo vệ môi trường; Mua bán vật tư, thiết bị, hoá chất xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường; Lập báo cáo nghiên cứu khả thi; Lập các dự án đầu tư; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án sản xuất kinh doanh, hạ tầng, xây dựng; Tư vấn kỹ thuật trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản (đất, đá, cát, sỏi); Khảo sát, thiết kế các công trình công nghiệp mỏ.
Với đội ngũ nòng cốt là các chuyên gia giỏi đã tham gia vào nhiều công trình với vai trò chủ trì đồ án, có các thạc sỹ, kỹ sư đã nhiều năm công tác trong ngành địa chính và môi trường của tỉnh Thanh Hoá, công ty đó nhanh chóng tham gia vào các dự án trong lĩnh vực địa chính và môi trường. Các dự án do công ty tư vấn luôn được chủ đầu tư cũng như cơ quan chuyên môn đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.
Tháng 4 năm 2007, Công ty chuyển trụ sở mới về địa chỉ 96 phố Quang Trung, phường Ngọc Trạo, Thành phố Thanh Hoá. Qua một thời gian hoạt động, uy tín của công ty đã được xác lập trên thị trường, Công ty thực hiện tiếp việc cải tổ và mở rộng quy mô như tuyển dụng các thạc sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư trẻ được trang bị đầy đủ các kiến thức khoa học mới, mời các chuyên gia đầu nghành tham gia cố vấn chuyên môn, trang bị bổ sung các trang thiết bị hiện đại... Công ty TNHH Kỹ thuật Địa chính và Môi trường Hà Thành hiện đã trở thành một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực hoạt động tư vấn về môi trường và kỹ thuật địa chính. Tất cả khách hàng đến với chúng tôi đều có thể hoàn toàn tin tưởng vào một tổ chức tư vấn mang tính chuyên nghiệp cho mọi điều kiện cụ thể của chủ
41
đầu tư và của dự án. Sản phẩm tư vấn của chúng tôi luôn mang đến cho chủ đầu tư hiệu quả sử dụng cao nhất.
2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động chính
Kỹ thuật địa chính:
Đo vẽ bản đồ; Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; Lập quy hoạch phát triển xã nông thôn mới;
Lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch mặt bằng chi tiết đô thị và nông thôn;
Kỹ thuật môi trường:
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Báo cáo cam kết bảo vệ môi trường; Báo cáo giám sát môi trường;
Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải bảo vệ môi trường; mua bán vật tư, thiết bị, hoá chất xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường;
Tư vấn kỹ thuật khác:
Lập báo cáo nghiên cứu khả thi; Lập các dự án đầu tư; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án sản xuất kinh doanh, hạ tầng, xây dựng.
Tư vấn kỹ thuật trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản (đất, đá, cát, sỏi). Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.
Khảo sát, thiết kế các công trình công nghiệp mỏ;
2.1.2.3. Nhân sự
Công ty hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn Kỹ thuật và Môi trường, tổng nhân sự là 36 người, trong đó nhân sự chính là 24 người trình độ từ đại học trở lên.
Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp nhân sự Công ty
1 Trình độ trên Đại học 02 người
2 Trình độ Đại học 22 người
42
2.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH
VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ THÀNH.
2.2.1. Phân tích cơ cấu TS- NV
2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và diễn biến TS- NV theo chiều dọc.
Bảng 2. 2 Phân tích cơ cấu và diễn biến TS- NV theo chiều dọc
CHỈ TIÊU Năm 2018 % Tổng tài sản Năm 2019 % Tổng tài sản Năm 2020 % Tổng tài sản 1 2 3 4 5 6 7 TÀI SẢN I, Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền 2,314,928,189 33% 949,509,285 15% 1,127,212,392 22%
II, Đầu tƣ tài chính 0 0% 0 0% 0 0%
III, Các khoản phải
thu 2,934,573,629 42% 2,012,882,920 33% 331,471,264 7% 1, Phải thu của
khách hàng 0 0% 0 0% 0 0% 2,Trả trƣớc cho ngƣời bán 351,470,842 5% 159,961,288 3% 331,471,264 7% 4, Phải thu khác 2,583,102,787 37% 1,852,921,632 30% 1,378,944,395 0% IV, Hàng tồn kho 889,480,262 13% 1,213,769,263 20% 1,378,944,395 27% 1, Hàng tồn kho 889,480,262 13% 1,213,769,263 20% 1,378,944,395 27% V, Tài sản cố định 868,230,912 12% 1,836,679,138 30% 2,160,426,072 43% - Nguyên giá 2,812,049,386 40% 4,061,739,659 66% 4,892,648,750 97% - Giá trị hao mòn lũy kế -1,943,818,474 -28% -2,225,060,521 -36% -2,732,222,678 -54% VIII, Tài sản khác 33,686,362 0% 138,551,624 2% 41,137,881 1% 1, Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 0 0% 103,768,288 2% 0 0% 2,Tài sản khác 33,686,362 0% 34,783,336 1% 41,137,881 1% TỔNG CỘNG TÀI SẢN (200=110+120+130+ 140+150+160+170+1 80) 7,040,899,354 100% 6,151,392,230 100% 5,039,192,004 100 % NGUỒNVỒN I, Nợ phải trả 5,826,980,105 83% 4,893,782,018 80% 3,735,506,524 74% 1, Phải trả ngƣời bán 0 0% 0 0% 0 0% 2, Ngƣời mua trả tiền trƣớc 5,810,133,868 83% 4,785,137,808 78% 3,735,506,524 74% 3, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 0 0% 91,797,973 1% 8,087,179 0% 5, Phải trả khác 16,846,237 0% 16,846,237 0% 16,846,237 0% II, Vốn chủ sở hữu 1,213,919,249 17% 1,257,610,212 20% 1,303,685,480 26% 7,Lợi nhuận sau
43 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (500=300+400) 7,040,899,354 100% 6,151,392,230 100% 5,039,192,004 100 % Nhận xét: Về TTS
Tiền và các khoản tương đường tiền của DN ở năm 2018 chiếm 33%, ở năm 2019 chiếm 15% và ở năm 2020 chiếm 22% so với TTS. Tiền mặt của DN chiếm tỷ trọng tương đối cao, ở năm 2018 lượng tiền mặt của DN chiếm tỷ trọng cao nhất. sang đến năm 2019 lượng tiền mặt đã được giảm bớt, tuy nhiên sang năm 2020 lượng tiền mặt của DN lại có dấu hiệu tăng lên. Việc công ty có lượng tiền và các khoản tương đương tiền cao như vậy sẽ gây lãng phí nếu không sử dụng vào mục đích kinh doanh. Tuy nhiên cũng sẽ có lợi đối với DN nếu phát sinh những chi phí bất thường, tính thanh khoản của các khoản phải trả sẽ cao hơn.
ĐTTC của công ty với mức 0% có nghĩa là công ty đang không đầu tư vào các loại CP, TP.
Các khoản phải thu của công ty ở năm 2018 là 42% và sang năm 2019 đã giảm xuống còn 33% và ở năm 2020 đã là 7% so với TTS. Như vậy có thể thấy, công ty đã kiểm soát được các KPT ngắn và dài hạn của mình. Việc công ty kiểm soát tốt các khoản phải thu như vậy sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về tính thanh khoản cho công ty, từ đó giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Trong tổng tài sản ngắn hạn chúng ta có thể thấy cả 3 năm 2018, 2019 và 2020 hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2018 hàng tồn kho là 889,480,262 đồngchiếm tỷ trọng 13% trong tổng tài sản. Năm 2019 hàng tồn kho là 1,213,769,263 đồng chiếm tỷ trọng 20%, tỷ trọng tăng 7% và đến năm 2020 hàng tồn kho là 1,378,944,395 đồng chiếm tỷ trọng 27%, tỷ trọng tăng 7%. Hàng tồn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản vì đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh mặt hàng máy móc, thiết bị phục vụ cho đo đạc địa chính và môi trường có trữ lượng hàng tồn kho lớn. So sánh 3 năm có mức tăng giảm lượng hàng tồn kho có sự thay đổi, đặc biệt là năm 2018 lượng hàng tồn kho giảm mạnh do nền
44
kinh tế suy thoái và giá máy móc thiết bị giảm mạnh ban lãnh đạo công ty quyết định giảm lượng hàng tồn kho để giảm chi phí khác.
Tài sản khác của công ty gồm các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Năm 2018 tài sản ngắn hạn khác có giá trị 33,686,362 đồng chiếm tỷ trọng % rất nhỏ. Sang năm 2019 tài sản ngắn hạn khác là 138,551,624 đồng chiếm tỷ trọng 2%, tỷ trọng tăng gần 2% . Và năm 2020 khoản này giảm nhẹ xuống còn 41,137,881 đồng chiếm tỷ trọng 1%, giảm tỷ trọng 1% so