5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
3.2.3. Tăng tỷ trọng VCSH
Căn cứ để đưa ra giải pháp
Hiện nay, tỷ trọng VCSH của DN ta thấy năm 2018 vốn chủ sở hữu là 1,213,919,249 đồng chiếm tỷ trọng nhỏ 17%. Sang năm 2019 giá trị vốn chủ sở hữu
74
tăng lên là 1,257,610,212 đồng và tỷ trọng vốn tăng lên 20% và năm 2020 vốn chủ sở hữu là 1,303,685,480 đồng , chiếm tỷ trọng 26%. Vốn chủ sở hữu tăng là do doanh nghiệp huy động vốn chủ sở hữu tăng và do khoản lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng. Việc tỷ trọng VCSH của DN không lớn sẽ làm cho DN hoạt động chủ yếu dựa vào việc đi vay, từ đó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp.
Mục tiêu thực hiện:
Thứ nhất, giảm các khoản nợ phải trả của DN.
Thứ hai, DN nên phát triển nguồn vốn sở hữu của mình bằng cách nên đầu tư thêm vào những khoản tài chính ngắn hạn, dài hạn, ...
Khi tăng tỷ trọng VCSH, công ty sẽ an toàn hơn về tính thanh khoản. tỷ trọng nợ thấp sẽ giúp công ty có động lực để hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nợ thấp đem lại rất nhiều lợi ích đối với DN.
Nội dung thực hiện:
Công ty muốn tăng VCSH thì có thể thực hiện qua các cách như sau:
Tăng vốn góp của thành viên. Theo đó, chủ sở hữu của công ty TNHH đầu tư thêm góp vốn vào công ty. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty có quyền tiếp nhận thêm thành viên mới tuy nhiên tổng số lượng thành viên không được vượt quá 50. Đối với công ty TNHH một thành viên sau khi tiếp nhận thành viên mới công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.