Phân tích cơ cấu và diễn biến TS NV theo chiều dọc

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành (Trang 45 - 48)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và diễn biến TS NV theo chiều dọc

Bảng 2. 2 Phân tích cơ cấu và diễn biến TS- NV theo chiều dọc

CHỈ TIÊU Năm 2018 % Tổng tài sản Năm 2019 % Tổng tài sản Năm 2020 % Tổng tài sản 1 2 3 4 5 6 7 TÀI SẢN I, Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền 2,314,928,189 33% 949,509,285 15% 1,127,212,392 22%

II, Đầu tƣ tài chính 0 0% 0 0% 0 0%

III, Các khoản phải

thu 2,934,573,629 42% 2,012,882,920 33% 331,471,264 7% 1, Phải thu của

khách hàng 0 0% 0 0% 0 0% 2,Trả trƣớc cho ngƣời bán 351,470,842 5% 159,961,288 3% 331,471,264 7% 4, Phải thu khác 2,583,102,787 37% 1,852,921,632 30% 1,378,944,395 0% IV, Hàng tồn kho 889,480,262 13% 1,213,769,263 20% 1,378,944,395 27% 1, Hàng tồn kho 889,480,262 13% 1,213,769,263 20% 1,378,944,395 27% V, Tài sản cố định 868,230,912 12% 1,836,679,138 30% 2,160,426,072 43% - Nguyên giá 2,812,049,386 40% 4,061,739,659 66% 4,892,648,750 97% - Giá trị hao mòn lũy kế -1,943,818,474 -28% -2,225,060,521 -36% -2,732,222,678 -54% VIII, Tài sản khác 33,686,362 0% 138,551,624 2% 41,137,881 1% 1, Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 0 0% 103,768,288 2% 0 0% 2,Tài sản khác 33,686,362 0% 34,783,336 1% 41,137,881 1% TỔNG CỘNG TÀI SẢN (200=110+120+130+ 140+150+160+170+1 80) 7,040,899,354 100% 6,151,392,230 100% 5,039,192,004 100 % NGUỒNVỒN I, Nợ phải trả 5,826,980,105 83% 4,893,782,018 80% 3,735,506,524 74% 1, Phải trả ngƣời bán 0 0% 0 0% 0 0% 2, Ngƣời mua trả tiền trƣớc 5,810,133,868 83% 4,785,137,808 78% 3,735,506,524 74% 3, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 0 0% 91,797,973 1% 8,087,179 0% 5, Phải trả khác 16,846,237 0% 16,846,237 0% 16,846,237 0% II, Vốn chủ sở hữu 1,213,919,249 17% 1,257,610,212 20% 1,303,685,480 26% 7,Lợi nhuận sau

43 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (500=300+400) 7,040,899,354 100% 6,151,392,230 100% 5,039,192,004 100 % Nhận xét: Về TTS

Tiền và các khoản tương đường tiền của DN ở năm 2018 chiếm 33%, ở năm 2019 chiếm 15% và ở năm 2020 chiếm 22% so với TTS. Tiền mặt của DN chiếm tỷ trọng tương đối cao, ở năm 2018 lượng tiền mặt của DN chiếm tỷ trọng cao nhất. sang đến năm 2019 lượng tiền mặt đã được giảm bớt, tuy nhiên sang năm 2020 lượng tiền mặt của DN lại có dấu hiệu tăng lên. Việc công ty có lượng tiền và các khoản tương đương tiền cao như vậy sẽ gây lãng phí nếu không sử dụng vào mục đích kinh doanh. Tuy nhiên cũng sẽ có lợi đối với DN nếu phát sinh những chi phí bất thường, tính thanh khoản của các khoản phải trả sẽ cao hơn.

ĐTTC của công ty với mức 0% có nghĩa là công ty đang không đầu tư vào các loại CP, TP.

Các khoản phải thu của công ty ở năm 2018 là 42% và sang năm 2019 đã giảm xuống còn 33% và ở năm 2020 đã là 7% so với TTS. Như vậy có thể thấy, công ty đã kiểm soát được các KPT ngắn và dài hạn của mình. Việc công ty kiểm soát tốt các khoản phải thu như vậy sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về tính thanh khoản cho công ty, từ đó giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Trong tổng tài sản ngắn hạn chúng ta có thể thấy cả 3 năm 2018, 2019 và 2020 hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2018 hàng tồn kho là 889,480,262 đồngchiếm tỷ trọng 13% trong tổng tài sản. Năm 2019 hàng tồn kho là 1,213,769,263 đồng chiếm tỷ trọng 20%, tỷ trọng tăng 7% và đến năm 2020 hàng tồn kho là 1,378,944,395 đồng chiếm tỷ trọng 27%, tỷ trọng tăng 7%. Hàng tồn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản vì đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh mặt hàng máy móc, thiết bị phục vụ cho đo đạc địa chính và môi trường có trữ lượng hàng tồn kho lớn. So sánh 3 năm có mức tăng giảm lượng hàng tồn kho có sự thay đổi, đặc biệt là năm 2018 lượng hàng tồn kho giảm mạnh do nền

44

kinh tế suy thoái và giá máy móc thiết bị giảm mạnh ban lãnh đạo công ty quyết định giảm lượng hàng tồn kho để giảm chi phí khác.

Tài sản khác của công ty gồm các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Năm 2018 tài sản ngắn hạn khác có giá trị 33,686,362 đồng chiếm tỷ trọng % rất nhỏ. Sang năm 2019 tài sản ngắn hạn khác là 138,551,624 đồng chiếm tỷ trọng 2%, tỷ trọng tăng gần 2% . Và năm 2020 khoản này giảm nhẹ xuống còn 41,137,881 đồng chiếm tỷ trọng 1%, giảm tỷ trọng 1% so với năm 2019.

TSCĐ của công ty ở năm 2018 là 12%, năm 2019 là 30% và ở năm 2020 là 43% so vơi TTS. Lượng TSCĐ của công ty ở mức tương đối lớn. cùng với đó là lượng hao mòn cũng không quá đáng kể.

Qua phân tích có thể thấy kết cấu tài sản có những biến động rõ nét. Tỷ trọng tài sản dài hạn có sự thay đổi liên tục trong 3 năm, song song với đó là tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên, đây là do đặc thù loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tài sản dài hạn của công ty thì tài sản cố định chiếm tỷ không lớn, chiếm dưới 45%. Trong tài sản ngắn hạn thì khoản tiền và tương đương tiền, khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho là chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên, nhất là hàng tồn kho công ty cần có những điều chỉnh hợp lí về khoản tiền mặt và hàng tồn kho để tăng vòng quay vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Về NV:

Theo bảng đánh giá khái quát về tài sản- nguồn vốn thì ta thấy tổng nguồn vốn cả 3 năm 2018; 2019 và 2020 đều có sự thay đổi. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên ta cần đi sâu vào phân tích từng khoản mục trên bảng kết cấu nguồn vốn.

NPT của công ty năm 2018 là 83%, năm 2019 là 80%, năm 2020 là 74% so với TNV. Có thể thấy NPT của công ty đã giảm từ năm 2018 sang năm 2019 cũng như từ năm 2019 sang năm 2020. Nhưng lượng NPT của công ty vẫn đang ở mức quá lớn, công ty đang bị áp lực về khả năng trả nợ. bên cạnh đó, tỷ lệ NPT/TNV của công ty cao hơn VCSH/TNV, có nghĩa là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh

45

chủ yếu dựa trên vốn vay. Điều này rất rủi ro nếu như trong TH công ty không bán được hàng, thì tính thanh khoản của công ty sẽ bị ảnh hưởng.

Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy năm 2018 vốn chủ sở hữu là 1,213,919,249 đồng chiếm tỷ trọng nhỏ 17%. Sang năm 2019 giá trị vốn chủ sở hữu tăng lên là 1,257,610,212 đồng và tỷ trọng vốn tăng lên 20% và năm 2020 vốn chủ sở hữu là 1,303,685,480 đồng , chiếm tỷ trọng 26%. Vốn chủ sở hữu tăng là do doanh nghiệp huy động vốn chủ sở hữu tăng và do khoản lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng. Nợ phải trả có xu hướng giảm đi trong 3 năm. Năm 2019 so với năm 2018 tỷ trọng giảm 3% tuy nhiên giảm không đáng kể. Đến năm 2020 so với 2019 tỷ trọng này tiếp tục giảm từ 80% xuống còn 74%, giảm 6%.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)