Phân tích khả năng trả nợ dài hạn của DN

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành (Trang 61 - 63)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

2.2.5. Phân tích khả năng trả nợ dài hạn của DN

Bảng 2. 9 Nhóm hiệu quả hoạt động TS của Công ty

Nhóm chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Hệ số nợ = NPT/ TTS 0.827590314 0.795556816 0.741290771 Tỷ số nợ trên VCSH = Tổng nợ/ VCSH 4.800138156 4.882352941 3.89133451 Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/ VCSH 0.01387756 0.013395436 0.01292201 Nhận xét: Hệ số nợ:

Qua bảng có thể thấy hệ số nợ được phản ánh trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp đầu tư thì có 74 đến 82 đồng ( 2018 – 2020 ) từ vốn vay bên ngoài.Thật khó để có thể đánh giá được mức độ vay nợ phù hợp của doanh nghiệp, vì hệ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên, hệ số nợ của Công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường Hà Thành rất lớn ( > 0,4) được coi là tỷ lệ nợ xấu. Nó phản ánh khả năng vay vốn từ bên ngoài rất nhiều, mức độ rủi ro về tài chính cao, phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ bên ngoài.

59

Hệ số nợ trên VCSH cho biết trong một đồng vốn kinh doanh của công ty đang sử dụng có mấy là vay nợ, mấy đồng là vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ trên VCSH của công ty năm 2018 là 4,8 lần thấp hơn năm 2019 là 4,88 lần, tuy nhiên thấp hơn không quá nhiều. Năm 2020 hệ số nợ là 3,89 lần đã giảm 0,99 lần so với năm 2019. Năm 2018, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 4,8 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Năm 2019 không thay đổi nhiều, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có tới 4,88 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Năm 2020, trong 1 đồng vốn kinh doanh chỉ có 3,89 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Doanh nghiệp có mức độ phụ thuộc tương đối với các chủ nợ, do đó sẽ dễ bị ràng buộc hoặc sức ép từ các khoản nợ vay. Nhưng khi hệ số nợ cao như này thì doanh nghiệp lại có lợi hơn, vì được sử dụng 1 lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư 1 lượng nhỏ. Hệ số nợ của năm 2020 đã giảm so với các năm 2018 và 2019 vì cả nợ phải trả và tổng vốn đều giảm. Hệ số nợ của công ty tương đối cao chứng tỏ khả năng tự lập về tài chính của công ty khá thấp. Nhưng nó cũng cho thấy công ty đã rất chú ý tới việc sử dụng vốn vay như công cụ để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên trong năm vừa qua thì hệ số nợ của công ty đã dần giảm đi là do công ty đã ít đi vay mà chủ yếu sử dụng nguồn vốn của DN mình.

Tỷ số nợ trên VCSH là 1 tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của DN. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và VCSH. Dựa vào bảng số liệu, chúng ta có thể thấy tỷ số nợ của công ty đang ở mức tương đối lớn.

Tỷ số khả năng trả lãi của công ty là 0. Hiện tại công ty đang không phải đi vay lãi cũng như mức lãi là 0%, công ty có nguồn vốn tài chính mạnh nên không phải đi huy động vốn vay từ bên ngoài. Do đó công ty không bị áp lực về khả năng trả lãi.

Tỷ số nợ dài hạn:

Từ năm 2018 – 2020 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì chỉ có hơn 1 đồng vốn vay dài hạn. Tỷ số này phản ánh cơ cấu vốn an toàn, rủi ro tài chính thấp, là do chiến lược của công ty muốn sử dụng vốn chủ sở hữu. Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua

60

việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn).

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)