Vị thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn xây DỰNG CÔNG TRÌNH PHÚ THỊNH (Trang 25 - 26)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Vị thế cạnh tranh

Thị phần doanh nghiệp trên thị trường

Thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trong ngành, là chỉ tiêu được doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần lớn sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi phí sản xuất do lợi thế về quy mô. Thị phần chiếm lĩnh là chỉ tiêu cho thấy khả năng chấp nhận của thị trường với hàng hóa dịch vụ của

18

doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có nhược điểm nếu thị trường quá rộng lớn, thì việc tính toán trở nên khó khăn, vì để tính toán được doanh thu thực tế của các doanh nghiệp thường khó khan, mất nhiều thời gian và chi phí. Thị phần chiếm lĩnh của doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh càng lớn. Bởi thị phần của doanh nghiệp cũng phản ánh được quy mô tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và khả năng thắng thế của doanh nghiệp trên thương trường.

Uy tín, thương hiệu

Đây là chỉ tiêu có tính chất rất khái quát, nó bao gồm rất nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, các hoạt động dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, hoạt động Marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp với chính quyền...Đó là tài sản vô hình vô giá mà doanh nghiệp nào cũng coi trọng, nếu mất uy tín thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không có khả năng cạnh trạnh trên thương trường. Có uy tín doanh nghiệp có thể huy động được rất nhiều nguồn lực như: vốn, nguyên vật liệu, và đặc biệt là sự an tâm, gắn bó của người lao động với doanh nghiệp hay sự ủng hộ của chính quyền địa phương với công ty.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn xây DỰNG CÔNG TRÌNH PHÚ THỊNH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)