Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CPTVXDCT Phú

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn xây DỰNG CÔNG TRÌNH PHÚ THỊNH (Trang 68 - 73)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CPTVXDCT Phú

Phú Thịnh dựa trên các chiến lược của Ma trận SWOT

Áp dụng Ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược là công cụ hữu hiệu cho mọi doanh nghiệp khi bắt đầu lên kế hoạch một chương trình marketing hay chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Công cụ này giúp người lập kế hoạch nắm được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp giúp tận dụng tối đa những lợi thế và tránh được rủi ro cho doanh nghiệp. Vậy nên mô hình này được áp dụng trong nhiều công đoạn như phát triển chiến lược, phát triển thị trường, lập kế hoạch cho công ty, đánh giá hiệu

61

quả hoạt động, ra quyết định, đánh giá đối thủ cạnh tranh, kế hoạch phát triển sản phẩm mới chiến lược mở rộng thị trường,…

Bảng 3.1.Các chiến lược của ma trận SWOT đối với Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình Phú Thịnh trong thời gian tới

Ma trận SWOT Cơ hội (O)

- Thị trường xây dựng có nhiều tiềm năng lớn (O1)

- Chính sách pháp luật của Nhà nước và địa phương ổn định (O2) - Phát triển được các công nghệ thi công mới (O3)

- Giá nguyên vật liệu ít biến động,có nhiều nhà cung cấp (O4)

Thách thức (T)

- Cạnh tranh trong vấn đề đấu thầu gay gắt, đối thủ cạnh tranh ngày một lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn (T1)

- Nhu cầu thị trường về sản phẩm xây lắp có xu hướng giảm (T2)

- Pháp lý, pháp luật có nhiều ràng buộc gây trở ngại (T3)

- Yêu cầu về giá và chất lượng ngày càng cao của khách hàng (T4)

Điểm mạnh (S)

- Giá cả sản phẩm hợp lý (S1)

- Nhân viên có năng lực, nhiệt tình (S2)

- Áp dụng được công nghệ thi công mới (S3)

→ Chiến lược phát triển thị trường ra các vùng lân cận.

→ Chiến lược phát triển sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

62 - Có khả năng đáp ứng chất lượng sản phẩm công trình tốt (S4) - Công tác Quản lý tốt (S5) - Có quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung ứng tốt (S6) Điểm yếu (W) - Chất lượng sản phẩm xây lắp chưa thật sự cao (W1)

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp (W2) - Thiếu nhân viên

chuyên trách (W3) - Hoạt động marketing chưa tốt (W4)

- Thị phần công ty còn nhỏ (W5)

→ Chiến lược chi phi thấp (giảm chi phí đầu vào để giảm giá bán)

→ Chiến lược marketing

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Với quá trình hội nhập toàn cầu, cạnh tranh gay gắt nếu các DN không tự tìm cho mình một chỗ đứng vững vàng thì e rằng DN đó khó mà tồn tại lâu dài. Muốn như vậy, các DN Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình Phú Thịnh nói riêng phải luôn luôn hoàn thiện Công ty về

63

mọi mặt. Dựa trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng và một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty trong chương 2 và dựa vào các định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới cùng với việc phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Miceal Porter về Công ty, đề tài đưa ra một số biện pháp để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mà đề tài đưa ra sẽ phải đảm bảo một số căn cứ sau:

- Phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành;

- Dựa trên tiềm năng thế mạnh thực tế của Công ty nhằm đạt được tính khả thi cao

- Đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao năng lực và tính cạnh tranh của Công ty trong tình hình mới.

3.2.1.Chiến lược phát triển thị trường

Mở rộng thị trường, quy mô phục vụ của doanh nghiệp ra ngoài phạm vi của khu vực. Tăng cường hoạt động, mở rộng quy mô để phát triển doanh nghiệp. Tìm kiếm khách hàn mới, địa bàn mới màu mỡ, có tiềm năng hơn. Mặt khác nhận thấy địa bàn các tỉnh khác lân cận cũng có chung môi trường quản lý nhà nước với đơn vị vì thế xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động nhằm tận dụng được các nguồn lợi có được để tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, còn nhu cầu mở rộng quy mô công ty là nhu cầu thiết yếu cho giai đoạn hiện nay vì công ty đã đi vào hoạt đông khá lâu và cần phải nâng cao vị thế cạnh tranh trong môi trường ngành lên một tầm cao mới. Các biện pháp cần làm để thực hiện chiến lược phát triển thị trường:

- Cần phân tích môi trường, phạm vi liên quan mà doanh nghiệp muốn vươn tới như: đối thủ cạnh tranh, điều kiện văn hóa xã hội… để đảm bảo thực hiện các chiến lược thành công.

64

- Xây dựng là một ngành đặc thù với sản phẩm chuyên biệt, giá trị lớn, quy trình sản xuất mở, quy mô hoạt động mở rộng theo hướng là sản phẩm sản xuất có mặt ở địa bàn cần hướng tới. Vì vậy muốn mở rộng quy mô thì cần phaỉ tìm kiếm được khách hàng, nhà đầu tư, các bên liên quan để cùng hợp tác sản xuất sản phẩm: nhà cung ứng, bên cho thuê máy móc, mặt bằng

- Đảm bảo có đủ các nguồn lực về: vốn, nhân sự trong thời gian thực hiện để quản lý và tiền hành những hoạt động nhằm thực hiện thành công chiến lược đề ra

3.2.2.Chiến lược chi phí thấp

- Công ty có nhiều thuận lợi trong chiến lược này vì có thể áp dụng công nghệ thi công mới vào việc sản xuất xây lắp. Những cải tiến dù nhỏ giúp giảm chi phí thì lâu dần doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn.

- Nhân công địa bàn khu vực cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới chi phí sản phẩm xây dựng. Chi phí nhân công thấp cũng như các chi phí phụ trợ cho việc sản xuất cũng thấp thì phần dự phòng chi phí giảm giúp giảm giá thành… tăng khả năng cạnh tranh.

- Chuyên môn hóa nguồn lao động giúp cho bộ máy công ty hoạt động nhanh gọn và hiệu quả hơn, không bị phụ thuộc, làm cho năng suất cao hơn dẫn tới chi phí sản xuất sẽ thấp hơn.

3.2.3.Chiến lược Marketing

- Sử dụng truyền thông để quảng cáo thương hiệu cho công ty. - Thiết kế đồng phục có in logo, biểu tượng của công ty.

- Tham gia tài trợ cho chương trình được công chúng ủng hộ nhất, các chương trình mang tính quảng cáo. Thông qua các hội thảo, hội nghị, đấu thầu...giới thiệu năng lực của công ty.

Xây dựng các mối quan hệ công chúng : quan hệ với khách hàng, bạn hàng, những người có liên quan đến công việc sản xuất của doanh nghiệp với cấp

65

trên trước hết là với chủ đầu tư. Sau đó mới là các công ty tư vấn, đơn vị giám sát chất lượng công trình…

Mục tiêu marketing là lợi nhuận, tạo thế lực trong kinh doanh, an toàn trong kinh doanh, mở rộng thị phần và thâm nhập thị trường đảm bảo việc làm và bảo vệ môi trường. Cụ thể :

- Củng cố, phát triển thị trường một cách sâu rộng và ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Đảm bảo nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng sản phẩm khi giao hàng. Duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của công ty. - Phân loại khách hàng, đưa ra chiến lược bán hàng cụ thể, thực hiện chiến lược giá linh hoạt, hợp lý và phù hợp với giá trên thị trường.

- Định hướng để nâng cao năng suất, chất lượng công trình và hướng tới xây dựng các công trình có độ phức tạp cao.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn xây DỰNG CÔNG TRÌNH PHÚ THỊNH (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)