Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn xây DỰNG CÔNG TRÌNH PHÚ THỊNH (Trang 47 - 66)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng

dựng Công trình Phú Thịnh thông qua phân tích Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

2.2.1.Nguy cơ xâm nhập từ đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên thị trường ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc và các yếu tố sau: - Sức hấp dẫn của ngành: yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.

- Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn.

Theo báo cáo từ tổ chức World urbanization Prospectives, nước ta có tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 1,2 - 1,5%/năm và tốc độ đô thị hóa trung bình 3,4%/năm. Theo ước tính thì đến năm 2030, nước ta sẽ có khoảng 105,45 triệu dân và dân số đô thị sẽ chiểm tỷ lệ 44,2%, tương đương với 46,6 triệu người tăng 48% so với hiện nay. Trong năm 2014, diện tích sàn nhà ở tăng thêm 92 triệu m2 so với năm 2013 và diện tích bình quân 20,6 m2/người. Tốc độ tăng trưởng sàn nhà ở bình quân cũng đạt 3-5%/năm. Và theo ước tính của “Chương trình phát triển đô thị quốc gia”, tới năm 2020 diện tích sàn nhà bình quân ở đô thị sẽ đạt 29 m2/người, tăng 48% so với hiện nay. Do đó, tiềm năng phát triển lĩnh vực xây dựng dân dụng sẽ còn rất cao trong thời gian tới, chính vì vậy tiềm ẩn rất nhiều nhà đầu tư muốn lấn sân sang thị trường xây dựng ở Việt Nam cả về nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hiện nay, ngành xây dựng đang trong tình trạng phát triển, các sản phẩm xây lắp trước khi bán như nhà ở, chung cư, bất động sản… đang bán được nhiều. Điều đó cũng giúp cho nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành xây dựng hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp được tách ra từ công ty mẹ nên có sự hỗ trợ

40

về vốn, công nghệ, nguồn lực… rất lớn. Hoặc những công ty nước ngoài muốn gia nhập vào ngành xây dựng. Đây là những đối thủ tiềm ẩn của công ty.

❖ Đối thủ tiềm ẩn là các công ty nước ngoài

Việc gia nhập ngành ngày càng nhiều của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước trong đó có Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình Phú Thịnh, điều này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của các Công ty trong nước về tiềm lực tài chính và công nghệ hiện đại bởi các Công ty nước ngoài thường có vốn lớn và công nghệ hiện đại hơn so với các doanh nghiệp trong nước trong đó có Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình Phú Thịnh. Những Công ty nước ngoài thường có ý định thâm nhập thị trường bằng cách đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hoặc họ có xu hướng hợp tác với các đối tác Việt Nam. Đề nghị hợp tác thường được phía Việt Nam chấp nhận vì họ có ưu thế về tài chính và công nghệ hiện đại. Từ đó, họ tiến tới thành lập các Công ty liên doanh xây dựng.

❖ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp trong nước.

Các Công ty này thường hoạt động tại các địa phương nơi họ có trụ sở chính. Do đó, các Công ty này thường có quan hệ rất tốt với các địa phương. Hơn nữa, các công trình tại các địa phương thường có quy mô nhỏ nên các Công ty lớn thường ít quan tâm đến hoặc bỏ ngỏ thị trường này. Đặc trưng hóa sản phẩm của công ty nghĩa là các doanh nghiệp có đặc trưng thương hiệu và sự trung thành của khách hàng nhờ chất lượng các công trình thi công, tiến độ thực hiện, uy tín với chủ đầu tư, dịch vụ bảo hành công trình hoặc có trách nhiệm với cộng đồng. Công ty đã và đang thực hiện đặc trưng hóa sản phẩm của mình để tạo ra một hàng rào gia nhập buộc những công ty mới gia nhập phải đầu tư mạnh mẽ để có thể thay đổi sự trung thành của khách hàng.

41

Với những đặc trưng cơ bản trên thị trường như vậy, Công ty cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ để có thể đưa ra những chiến lược cụ thể để giúp công ty cạnh tranh lại với các đối thủ đó.

2.2.2.Áp lực từ phía khách hàng

Dân số hiện tại của Việt Nam là 98 triệu người tính tới thời điểm hiện tại theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc và có đến 37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người vào năm 2019). Trong năm 2021, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 830.246 người và đạt 98.564.407 người vào đầu năm 2022. Chính vì vậy, trong thời điểm hiện tại Việt Nam đã bước vào thời kỳ "Cơ cấu dân số vàng" với tỷ lệ thanh - thiếu niên cao nhất trong lịch sử của Việt Nam, nhóm dân số trẻ từ 10-24 tuổi chiếm gần 40% dân số. Việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ dẫn tới tình trạng quá tải ở các đô thị, nhu cầu về nhà ở tăng cao. Đường xá, cầu cống cũng cần được mở rộng, cải tạo, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đi theo đó là các công trình nâng cao cơ sở vật chất, phục vụ các nhu cầu thiết yếu như trường học, bệnh viện...Vì vậy, sự cạnh tranh trong ngành xây dựng với yếu tố khách hàng đang là vấn đề cấp bách và cạnh tranh gay gắt nhất.

Với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thì khách hàng càng có nhiều lựa chọn, có quyền quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty nào. Do đó làm thế nào để giữ chân khách hàng là điều mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm, chú ý. Do đó, Công ty luôn cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, với sự thỏa mãn cao nhất. Ngoài ra, công ty cũng luôn cập nhật các xu hướng, thiết kế mới để làm hài lòng khách hàng hơn. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng là cách đem lại lòng tin yêu, giúp giữ chân khách hàng, khuyến khích khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Luôn lắng

42

nghe khách hàng, tiếp nhận những ý kiến đóng góp, phản hồi từ khách hàng cũng giúp Công ty ngày càng hoàn thiện, chuyên nghiệp hơn. Khách hàng cũng là yếu tố thúc đẩy Công ty phát triển.

Do ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của internet cùng với đó là các thiết bị truy cập giúp khách hàng có thể tìm kiếm, so sánh và đánh giá về công ty trước khi ra quyết định. Điều này gây lên những áp lực không nhỏ và có tác động lớn tới công ty. Áp lực từ khách hàng tới Công ty CPTVXDCT Phú Thịnh chủ yếu là áp lực về giá cả và chất lượng. Những khách hàng thông minh họ luôn tìm cách đàm phán để đưa ra mức giá tốt nhất cho chất lượng mà họ nhận được. Chính vì những áp lực này mà công ty luôn cố gắng tìm hiều nghiên cứu sao cho có thể hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm được nâng cao. Một công ty mới gia nhập ngành như Công ty CPTVXDCT Phú Thịnh đã tạo được uy tín và luôn lấy chất lượng để cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên áp lực về giá cũng đòi hỏi công ty có những thay đổi để có thể tồn tại và phát triển được. Môi trường ngày càng khốc liệt, khách hàng ngày càng thông minh các công ty cần có chiến lược đúng đắn mới có thể chịu được những áp lực từ khách hàng và phát triển được trên thị trường.

2.2.3.Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành

Theo báo Kinh tế xã hội cho biết, trong năm 2020 cả nước có 17.080 doanh nghiệp thành lập mới của ngành xây dựng tăng 0,4% và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 6.545 doanh nghiệp. Vì vậy, việc cạnh tranh trong ngành là vô cùng lớn và phải đối mặt với rất nhiều đối thủ mạnh.

Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những lĩnh vực rất năng động, ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả các yêu cầu của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu

43

của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin… Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình Phú Thịnh chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng trong nước, chịu tác động cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ lớn. Cùng với đó là nhiều tổ đội xây dựng nhỏ lẻ từ các vùng miền trong nhiều khu vực khác nhau, đặc biệt là các Công ty xây dựng thuộc tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Những Công ty này tạo ra một sự cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường xây dựng các tỉnh phía Bắc. Để thấy rõ hơn những áp lực mà đối thủ tạo ra đối với Công ty cần phân tích từng nội dung cụ thể như sau: Tình trạng cầu của ngành, Cấu trúc của ngành, Các rào cản rút lui.

Tình trạng cầu của ngành: Theo Tạp chí Xây dựng Việt Nam năm 2021, dự

báo tăng trưởng ngành xây dựng vẫn tiếp tục duy trì mức khả quan trong giai đoạn sắp tới. Cụ thể, thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ vào vốn FDI dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh. Theo các chuyên gia trong ngành dự báo, với việc Nhà Nước có những biện pháp phòng chống dịch và ổn định tình hình nhanh như hiện nay thì trong năm 2021, ngành xây dựng sẽ có những bước khởi sắc đáng kể. Trong năm nay hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, các công trình công nghiệp quy mô lớn đang được lên kế hoạch triển khai, các doanh nghiệp xây dựng dân dụng, xây dựng khu công nghiệp và mảng xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng sẽ có những bước đi mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh đầu tư. Người dân trong nước cũng tin tưởng hơn vào tình hình chung của đất nước, từ đó các phân khúc nhà dân, nhà ở xã hội hay chung cư cũng sẽ phát triển trở lại.

44

Như vậy chúng ta có thể thấy đây là một ngành phát triển mũi nhọn của các nền kinh tế. Nhìn chung trong những năm qua nước ta có tốc độ phát triển kinh tế ổn đinh do vậy ngành xây dựng cũng có sự phát triển tương đối ổn định tình trạng cầu của ngành cũng tăng cao. Tuy nhiên, cùng chiều với mức tăng trưởng về nhu cầu cũng kéo theo những tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng tăng cao hơn tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp trong ngành hoàn thiện các tiêu chuẩn chất lượng chủa mình. Do thị trường có nhu cầu cao nên cũng có rất nhiều các doanh nghiệp cùng tham gia vào, đặc biệt là thị trường bất động sản tại những thành phố lớn lượng hàng tồn kho còn khá nhiều chính vì cũng có những ảnh hưởng tới các công ty hoạt động trong ngành xây dựng.

Cấu trúc của ngành: Ngành xây dựng cũng có cấu trúc phân lớp rất rõ ràng.

Ngành có mức phân cấp theo quy mô các dự án cũng như theo mức khách hàng cụ thể trên thị trường. Đối với Công ty CPTVXDCT Phú Thịnh là một doanh nghiệp mới gia nhập ngành được 4 năm, vì vậy trong ngành áp lực cạnh tranh thường đến từ những ông lớn trong ngành. Các đối thủ tạo ra áp lực về mức giá, áp lực trong hoạt động đấu thầu và chất lượng đối với công ty. Những doanh nghiệp lớn với kinh nghiệm và quy mô sẽ có thể giảm giá thành sản xuất từ đó kéo theo những doanh nghiệp trong ngành cũng cần cân nhắc mức giá phù hợp hơn.

Các rào cản rút lui: Lĩnh vực xây dựng khi một doanh nghiệp gia nhập ngành

cần đầu tư phương tiện máy móc, chuẩn bị một nguồn vốn khá lớn cùng với đó cần những giấy phép nhất định mới có thể hoạt động trong ngành. Đặc biệt khi doanh nghiệp càng lớn thì các rào cản rút lui càng cao. Chính vì thế việc rút lui khỏi ngành xẽ dẫn tới những thiệt hại rất lớn cho các công ty. Điều này làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong ngành khi số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng , doanh nghiệp mới chia sẻ miếng bánh thị phần với doanh nghiệp cũ. Như vậy với các rào cản rút lui đã tạo lên những áp lực nhất định cho các doanh nghiệp trong ngành trong đó có Công ty

45

CPTVXDCT Phú Thịnh. Việc này khiến môi trường cạnh tranh của ngành ngày càng khốc liệt hơn tạo áp lực lớn khiến các doanh nghiệp cần thay đổi hoàn thiện và nâng cao chất lượng nếu muốn tồn tại và phát triển trong ngành. Sau đây là tóm lược một số công ty đối thủ chính của Công ty CPTVXDCT Phú thịnh tại khu vực Miền Bắc để thấy rằng sự cạnh tranh là rất lớn:

❖ Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường ( Lê Chân, Hải Phòng) qua 5 năm hoạt động bền vững và hiệu quả, hiện nay Nam Cường là một cái tên quen thuộc và uy tín trong làng xây dựng Hải Phòng, được nhiều chủ đầu tư quan tâm khi có ý định xây dựng công trình. Với slogan "Sự lựa chọn cho tổ ấm của bạn", Nam Cường đã khẳng định được chỗ đứng trong lĩnh vực xây dựng cùng các dịch vụ chất lượng như: Thiết kế kiến trúc và nội thất, xây nhà trọn gói, thi công hạng mục hoàn thiện với giá cả phải chăng. Các công trình Nam Cường thiết kế và thi công trải dọc đất nước chúng tôi tập trung vào các công trình như khách sạn, biệt thự, nhà hàng, nhà thờ họ .... Hiện nay, Nam Cường đã có 3 chi nhánh tại 3 thành phố lớn của Việt Nam: Hải Phòng, Hà Nội và Thành phố HCM. ➢ Năng lực nhân sự

- Kiến trúc sư: 5 người - Kỹ sư: 6 người

- Thạc sỹ: 1 người - Cử nhân: 10 người

- Thợ tay nghề cao: 75 người

46

Bảng 2.3.Một số công trình tiêu biểu của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường

STT Tên công trình

1 Thiết kế khách sạn 3 sao tại Thị xã Dĩ An, Bình Dương 2 Thiết kế chuỗi Café sân vườn thương hiệu VIP COFFEE 3 Thiết kế trung tâm massage cao cấp VMAX

4 Thiết kế công trình Trường Thọ SPA

5 Thiết kế Phòng tập GYM hiện đại Hải Phòng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch) Điểm mạnh:

• Thị trường phục vụ rộng khắp cả ba miền Bắc – Trung – Nam. • Nguồn lực tài chính dồi dào

• Giá cả sản phẩm tương đối phù hợp. • Chiến lược Marketing mạnh.

• Lĩnh vực hoạt động đa dạng và phong phú.

Điểm yếu:

• Công ty còn khá trẻ trong thị trường khu vực. Thị trường xâm nhập chưa sâu.

• Công ty chủ yếu tập trung ở mảng thiết kế dân dụng vì vậy các mảng về xây dựng công trình giao thông, thủy lợi khác chưa được triển khai.

❖ Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng An Thịnh: Được ra đời từ năm 2008, An Thịnh là một công ty khá chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn giám sát, thiết kế, tư vấn lập dự án, thi công và xây dựng các

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn xây DỰNG CÔNG TRÌNH PHÚ THỊNH (Trang 47 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)