Năng lực cạnh tran hở cấp độ nguồn lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn xây DỰNG CÔNG TRÌNH PHÚ THỊNH (Trang 26 - 30)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2. Năng lực cạnh tran hở cấp độ nguồn lực

Năng lực tài chính

Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì vốn được coi là dòng máu, là huyết mạch của doanh nghiệp. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tiền đề để doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải tăng cường quá trình quản lý, mở rộng, nâng cao chất lượng sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất, tạo cơ sở tiền đề vững chắc cho doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập.

19

Năng lực về tài chính luôn luôn là yếu tố quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như khả năng cạnh tranh nói riêng của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp có khó khăn về vốn sẽ rất khó khăn để tạo lập, duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Chất lượng nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với yếu tố hoạt động của mọi doanh nghiệp. Yếu tố con người bao trùm lên trên mọi hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua khả năng, trình độ ý thức của đội ngũ quản lý và những người lao động. Đội ngũ lao động tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố về năng suất lao động, ý thức của người lao động trong sản xuất, sự sáng tạo... Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Sản xuất kinh doanh cũng là một trong những lĩnh vực đòi hỏi áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh chính là một trong những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nó là yếu tố quan trọng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp công ty tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí nhân công, rút ngắn chu kì sản xuất, từ đó tăng tốc độ luân chuyển của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn làm cho doanh nghiệp có lợi thế trong việc sử dụng giá cả làm công cụ cạnh tranh trên thị trường.

20

Năng lực quản trị, điều hành

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp tác động một các tổng hợp tới hiệu quả hoạt động sản xuất nói chung cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Bộ máy quản lý doanh nghiệp cũng có tầm quan trọng như bộ óc con người, muốn chiến thắng được đối thủ trong cuộc cạnh tranh đòi hỏi DN phải nhạy bén, chủ động trước tình huống thị trường, phải đi trước các đối thủ trong việc đáp ứng các nhu cầu mới...

Văn hóa kinh doanh

Văn hóa doanh nghiệp là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ. Văn hóa kinh doanh là tổng hòa các quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, qui phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và qui tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Văn hóa kinh doanh lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi là của văn hóa kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là

nguồn lực để doanh nghiệp phát triển bền vững. Văn hóa doanh nghiệp được nhìn nhận là phong cách, nề nếp tổ chức riêng của doanh nghiệp, là tài sản tinh thần của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chính là bầu không khí hoạt động, môi trường bên trong của doanh nghiệp do các thành viên của nó trước hết là ban lãnh đạo tạo ra, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thái độ, lao động của mỗi thành viên và lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nền văn hóa tích cực sẽ tạo ra bầu không khí làm việc

21

hăng say hào hứng vì mục tiêu chung khiến cho các cá nhân thường xuyên phấn đấu để đạt được nhiều lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp.

Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của nhân viên doanh

nghiệp. Các chuẩn mực, giá trị được phản ánh trong văn hóa tổ chức bao hàm cả những nguyên tắc đạo đức chung, xác định rõ đâu là hành vi đạo đức của thành viên trong doanh nghiệp; biểu dương những hành vi tốt, lên án những hành vi xấu, từ đó mọi người biết nên làm gì và không nên làm gì. Những nguyên tắc ấy hướng dẫn cách cư xử của các thành viên; bao hàm cả về nghĩa vụ và bổn phận của mỗi thành viên trong doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nói riêng, đối với xã hội nói chung. Trong hệ thống giá trị của các công ty mẫu mực, bao giờ cũng tạo nên những đức tính như trung thực, liêm chính, khoan dung, tôn trọng khách hàng, tôn trọng kỹ luật, tính đồng đội và sẵn sàng hợp tác. Nhờ có hệ thống tôn trọng, văn hóa doanh nghiệp còn có tác dụng bảo vệ nhân viên của doanh nghiệp khi người quản lý của họ lạm dụng chức quyền hoặc có ác ý tư thù cá nhân.

Thứ ba, văn hóa doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp có tính ổn định và bền vững, bất chấp sự thay đổi thường xuyên của cá nhân kể cả những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp. Nó quan hệ sâu sắc tới động cơ hoạt động của doanh nghiệp, tạo thành định hướng có tính chất chiến lược cho doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp luôn đóng vai trò như một lực lượng tập trung, là ý chí thống nhất của toàn thể nhân viên doanh nghiệp.

1.5.Một số mô hình lí thuyết phân tích năng lực cạnh tranh

Hiện nay, có nhiều lý thuyết được áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng có hai mô hình được sử dụng phổ biến nhất để phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là mô hình Năm áp lực cạnh tranh

22

của Michael E.Porter và Ma trận SWOT. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình phân tích năng lực cạnh tranh sao cho có hiệu quả nhất, phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn xây DỰNG CÔNG TRÌNH PHÚ THỊNH (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)