Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo (Trang 37)

Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm môi trường bên trong doanh nghiệp môi trường bên ngoài doanh nghiệp và môi trường ngành”.

Các yếu tố các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn có quan hệ tương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng mức độ và hướng tác động của các yếu tố và điều kiện lại khác nhau. Trong cùng một thời điểm với cùng một đối tượng có yếu tố tác động thuận lợi tạo thành cơ hội nhưng cũng có yếu tố tạo thành lực cản sự phát triển của doanh nghiệp hình thành những nguy cơ đối với doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình doanh nghiệp phải phân tích môi trường kinh doanh phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo đúng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Nhân tố nào ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

29

1.2.1. Các nhân tố thuộc môi trƣờng bên trong doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp đều có những mục tiêu chiến lược riêng cho từng giai đoạn phát triển. Những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Theo giáo trình Quản trị học Khoa học quản lý NXB Đại học kinh tế quốc dân: “Môi trường bên trong là những nhân tố nằm trong doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể tự điều tiết nó”.

Để xây dựng những chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh cần phải tận dụng được những khả năng đặc biệt. Một trong những mục tiêu quan trọng của thiết lập các chiến lược là cải thiện những điểm yếu của tổ chức biến chúng thành điểm mạnh và nếu có thể thì trở thành các khả năng đặc biệt.

Phân tích môi trường bên trong là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của quản trị chiến lược. Nếu không phân tích tốt môi trường bên trong không nhận diện được đúng những điểm mạnh điểm yếu của tổ chức thì sẽ không thể thiết lập được chiến lược hoàn hảo.

Các phân tích môi trường bên trong là đánh giá toàn diện về tiềm năng thế mạnh và điểm yếu của môi trường bên trong. Các yếu tố được đánh giá như:

Mục tiêu, chiến lược, chính sách của doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp đều có những mục tiêu chiến lược riêng cho từng giai đoạn phát triển. Những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có các chiến lược và quyết định chính xác trong việc tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.

Văn hóa doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn trình độ văn hóa mức độ nhận thức quan hệ xã hội vùng miền địa lý tư tưởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên

30

cạnh đó với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp phát huy mọi nguồn lực con người làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức đó là văn hóa doanh nghiệp.

Mặt khác xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.

Nhân lực:

Nhân lực là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh nó bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:

Ban giám đốc doanh nghiệp

Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp những người vạch ra chiến lược trực tiếp điều hành tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những công ty cổ phần những tổng công ty lớn ngoài ban giám đốc còn có hội đồng quản trị là đại diện cho các chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định phương hướng kinh doanh của công ty.

Các thành viên của ban giám đốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các thành viên có trình độ kinh nghiệm và khả năng đánh giá năng động có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp không chỉ những lợi ích trước mắt như: tăng doanh thu tăng lợi nhuận mà còn uy tín lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Đây mới là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

31

Là những người quản lý chủ chốt có kinh nghiệm công tác phong cách quản lý khả năng ra quyết định khả năng xây dựng đội ngũ quản lý và hiểu biết sâu rộng lĩnh vực kinh doanh sẽ là một lợi thế quan trọng cho doanh nghiệp. Người quản lý làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới với chuyên viên vì vậy trình độ hiểu biết của họ sẽ giúp họ nảy sinh những ý tưởng mới sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thành của doanh nghiệp.

Các cán bộ quản lý ở cấp phân xưởng, đốc công và công nhân

Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say nhiệt tình làm việc của họ là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi khi tay nghề cao kết hợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì nhất định năng suất lao động sẽ tăng trong khi chất lượng sản phẩm được bảo đảm. Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh.

Muốn đảm bảo được điều này các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ người lao động của mình giáo dục cho họ lòng nhiệt tình hăng say và tinh thần lao động tập thể.

Nguồn tài chính:

Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ đầu tư trang thiết bị đảm bảo nâng cao chất lượng hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh củng cố vị trí của mình trên thị trường.

Máy móc thiết bị và công nghệ:

Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đến giá thành và giá bán sản phẩm.

Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngược lại không một doanh nghiệp nào mà được coi là có khả năng cạnh tranh cao trong

32

khi trong tay họ là cả một hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu.

Ngày nay việc trang bị máy móc thiết bị công nghệ có thể được thực hiện dễ dàng tuy nhiên doanh nghiệp cần phải biết sử dụng với quy mô hợp lý mới đem lại hiệu quả cao.

Hệ thống mạng lƣới phân phối của doanh nghiệp

Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức quản lý và điều hành một cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng cách trinh phục (hình thức mua bán thanh toán vận chuyển) hợp lý nhất.

1.2.2 Các nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp

Ngoài những yếu tố môi trường bên trong phải kể đến cả những yếu tố bên ngoài cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Giáo trình Quản trị học Khoa học quản lý NXB Đại học kinh tế quốc dân: “ Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là những nhân tố nằm bên ngoài của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công tồn tại của doanh nghiệp bao gồm cả những nhân tố khách quan tác động gián tiếp ảnh hưởng đến tất cả các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế”.

Từ khái niệm trên có thể thấy rằng môi trường bên ngoài của doanh nghiệp được xác định bởi một tập hợp các lực lượng yếu tố và điều kiện ràng buộc có tác động qua lại lẫn nhau. Những tác nhân bên ngoài này bao gồm tất cả những nhóm đối tượng liên quan những xu thế kinh tế những sự kiện không thể thấy trước hay những cuộc khủng hoảng những chính sách điều tiết và luật pháp ... có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp.

Ý nghĩa của việc phân tích môi trường bên ngoài: Môi trường bên ngoài là nơi cung cấp các điều kiện để mọi tổ chức tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp có thể được so sánh như những thực thể sinh thái có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với các thực thể khác trong môi trường sống của chúng. Giống như bất kì một hệ sinh thái nào môi trường của một tổ chức hay một doanh nghiệp cũng

33

chứa đựng trong nó những cơ hội và đồng thời cả những mối đe doạ. Vì vậy sự vận hành và biến đổi của môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Do đó nhiệm vụ sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào là phải thường xuyên phân tích môi trường bên ngoài để nhận dạng và dự báo (nếu có thể) các ảnh hưởng từ sự vận động liên tục của môi trường bên ngoài từ đó xác định được các thời cơ và thách thức đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Giáo sư M. Porter đã nhận định: “Bản chất chính yếu của việc hình thành chiến lược kinh doanh là gắn kết doanh nghiệp với môi trường của nó”

Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố như:

Nhân tố chính trị

Sự ổn định chính trị được thể hiện ở chỗ: Thể chế quan điểm chính trị sự nhất quan trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước hệ thống chính trị. Một trong những bộ phận của yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy hoạt động kinh doanh trước hết đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm nắm vững luật pháp. Luật pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những tác động ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh nghiệp thể hiện ở chỗ: Các quy định về giao dịch: hợp đồng sự bảo vệ các bằng sáng chế phát minh luật bảo vệ nhãn hiệu thương mại bí quyết công nghệ quyền tác giả các tiêu chuẩn kế toán. Môi trường luật pháp chung: Luật môi trường những quy định cụ thể về sức khoẻ và an toàn. Luật thành lập doanh nghiệp các ngành các lĩnh vực kinh doanh. Luật lao động; Luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh...

Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào xã hội không còn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất thì xã hội sẽ rút lại sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi những can thiệp bằng chế độ chính sách hoặc thông qua hệ thống pháp luật.

34

Nhân tố xã hội

Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp như sở thích vui chơi giải trí chuẩn mực về đạo đức và quan điểm về mức sống cộng đồng kinh doanh và lao động nữ. Yếu tố xã hội bao gồm: Quan điểm về mức sống; Phong cách sống; Lao động nữ; Ước vọng về sự nghiệp; Tính tích cực tiêu dùng; Tỷ lệ tăng dân số...

Nhân tố tự nhiên:

Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp là các yếu tố tự nhiên liên quan như: Tài nguyên thiên nhiên đất đai khí hậu thời tiết…. các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nếu các yếu tố tự nhiên thay đổi nên thường các doanh nghiệp tìm cách đối phó với các biến đổi này theo cách riêng của mình việc đóng thuế môi trường là góp phần tạo sự ổn định các điều kiện tự nhiên rất nhiều doanh nghiêp chủ động tìm cách thay thế nguyên vật liệu sử dụng năng lượng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo áp dụng các kĩ thuật tiên tiến để xử lý chất thải.

Môi trường các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp qua các mặt sau: Phát sinh ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp. Tác động đến quy mô và cơ cấu thị trường các ngành hàng tiêu dùng. Tác động làm thay đổi nhu cầu việc làm và thu nhập đại bộ phận nhân dân do đó ảnh hưởng đến thị phần và sức tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất ra.

Nhân tố kỹ thuật

Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đối với quản trị doanh nghiệp doanh nghiệp nào có điều kiện kỹ thuật công nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh thì chiếm được lợi thế rất lớn về chất lượng tốc độ sản xuất..từ đó tồn tại và phát triển.

35

1.2.3 Môi trƣờng ngành

Môi trường ngành là nơi các doanh nghiệp trực tiếp có những mối quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ và cạnh tranh lẫn nhau bởi vậy nó có tác động rất lớn và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp khác trong ngành. Trong nền kinh tế thị trường công cụ được các công ty và các nhà kinh doanh sử dụng rộng rãi để phân tích môi trường ngành kinh doanh là mô hình phân tích của Michael Porter.

H nh 1.1 Mô h nh phân tích 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter

Theo ông thì môi trường ngành được hình thành bởi 5 thế lực cạnh tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới trước khi có những quyết định lựa chọn phương hướng và nhiệm vụ phát triển của mình. Năm thế lực đó là:

- Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại. - Sức ép của các đối thủ mới xâm nhập. - Sức ép của khách hàng.

- Sức ép của các nhà cung ứng vật tư. - Sức ép của sản phẩm thay thế.

36

Việc phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp định hướng được điểm mạnh và điểm yếu của mình để có định hướng phát triển. Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là hoạt động tất yếu phải thực hiện nếu như doanh nghiệp muốn giảm thiểu rủi ro.

37

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI DU LỊCH VÀ HỖ

TRỢ NHÂN ĐẠO

2.1. Khái quát về Công ty TNHH Thƣơng mại du lịch và Hỗ trợ nhân đạo

2.1.1. Quá tr nh h nh thành và phát triển của Công ty

Giới thiệu chung về công ty

- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại du lịch và hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại du lịch và hỗ trợ nhân đạo (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)