Tài nguyên vị thế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 66)

10. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Tài nguyên vị thế

a. Vị thế tự nhiên:

Vùng bờ Phú Yên có đầy đủ các dạng tài nguyên vị thế như: cửa sông, đầm phá, vũng, vịnh, đảo, ... Các dạng tài nguyên vị thế này có giá trị lớn về chức năng sinh thái và môi trường, là các vùng đánh bắt cá nuôi trồng thủy sản và DL. So với khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, vùng bờ Nam Trung Bộ nói chung và Phú Yên nói riêng có đặc điểm khác hẳn đó là đồi núi thường xuyên kéo ra sát bờ biển và ăn lan cả xuống biển tạo nên nhiều mũi nhô, mà giữa chúng là các bờ lõm với những bãi cát trải dài tạo những bãi tắm đẹp. Về mặt địa chất, tuyệt đại đa số các đồi núi ven biển và hải đảo đều tạo bởi đá magma, cả xâm nhập và phun trào, tạo nhiều cảnh quan hấp dẫn, nhiều thắng cảnh, nhiều di sản địa mạo, địa chất quý giá như: Vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, …

Phú Yên có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối Gia Lai, quốc lộ 29 nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa. Các tuyến giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây, cảng biển, sân bay có tác động lớn đến quá trình phát triển KT - XH, tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hóa, DL giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong vùng, cả nước và quốc tế. Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng các tuyến đường ven biển: Tuy Hòa - Vũng Rô, Đường Phước Tân - Bãi Ngà; Tuy Hòa - An Hải, Tuy An; Sông cầu - Quy Nhơn. Có thể nói, vị trí địa lý và giao thông của Phú Yên tương đối thuận lợi để phát triển KT - XH.

c. Vị thế chính trị:

Các đảo, vùng cửa sông, vịnh biển, vùng thềm lục địa thuộc vùng bờ tỉnh Phú Yên rất có giá trịphân định ranh giới và chủ quyền quốc gia trên biển. Mũi Đại Lãnh của Phú Yên là điểm cực Đông trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam và đây cũng là khu vực phòng thủphía Đông quan trọng của Tỉnh, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Xét dưới góc độ DL thì điều kiện tiên quyết để PTDL biển - đảo là vị trí địa lý của lãnh thổđó phải giáp biển, có vùng đất ven biển, vùng biển và hải đảo. Bên cạnh đó, PTDL biển - đảo còn phụ thuộc vào việc phát huy vị thế của khu vực biển - đảo đó trong mối quan hệ không gian kinh tế với các vùng phụ cận. Vì thế khi xây dựng chiến lược, quy hoạch PTDL biển - đảo của lãnh thổ cần gắn chặt với việc phân tích những thuận lợi và khó khăn về vịtrí địa lý của lãnh thổđó.

2.1.2. Tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

a. Địa hình:

Đa dạng vềđịa hình, là sự kết hợp giữa địa hình đồng bằng và ven biển gắn kết với hệ thống sông, vùng bán ngập, tạo thành vùng cảnh quan thiên nhiên hết sức phong phú đa dạng, với các dạng địa hình:

- Đồng bằng ven biển:

Phân bố chủ yếu ở khu vực quốc lộ 1A và rải rác dọc bờ biển thuộc Tx. Sông Cầu, Tuy An; Tx. Đông Hòa và Tp. Tuy Hòa. Tài nguyên du lịch có tiềm năng khai thác như: bãi Bàu, bãi Tiên, bãi biển Long Thủy, đảo Hòn Chùa, bãi Môn, ...

Vùng đồng bằng ven biển có thể chia làm hai dạng địa hình nhỏ: đồng bằng phía Nam có địa hình tương đối bằng phẳng; đồng bằng phía Bắc hẹp và bị chia cắt mạnh do nhiều dãy núi kéo dài sát biển, có độ dốc lớn, nhiều gò đồi xen kẽ, mỗi khu vực đều có đồi núi thấp, đứt quãng với những đèo dốc như đèo Quán Cau, đèo Nại, đèo Tam Giang, ... Tiếp giáp với đồng bằng là những gò đồi, những cồn cát, đụn cát ven biển, giữa hai vùng này tồn tại những vùng nước lợ ven biển và những vùng đất trũng: đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, vũng trũng Hòa Xuân, ... Với các đặc điểm địa hình như vậy, vùng đồng bằng ven biển là nơi thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động DL biển như: tắm biển, tham quan, chụp ảnh phong cảnh nghệ thuật, giải trí, ... Tuy nhiên, chính các địa hình này lại tạo điều kiện cho quá trình sa mạc hóa, cát bay, cát chảy, sạt lở trên các cồn cát ven biển của tỉnh gây trở ngại không nhỏ trong đời sống của nhân dân, làm tăng chi phí cho việc cải tạo và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động DL.

- Địa hình đầm, vịnh, bãi biển:

Đây là nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển DLBĐ của Tỉnh. Các đầm; vũng, vịnh, cùng hệ thống bãi biển được phân bố trải dài từ phía Bắc Cù Mông đến phía Nam Vũng Rô, chiều dài bờ biển 189 km so với các bờ biển ở các tỉnh thuộc Duyên hải Miền Trung, bờ biển Phú Yên có cấu trúc khá đặc biệt bởi hầu hết các bãi biển ởđây đều có sự kết hợp giữa núi non và biển cả, ... tạo nên phong cảnh “sơn thủy hữu tình” đây là nét đặc trưng của các bãi tắm là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, dã ngoại, cắm trại, tắm biển, lặn biển và thưởng thức các món ăn đặc sản biển. (Phụ lục 1.1).

+ Đầm, vịnh:

Đầm Cù Mông: có diện tích khoảng 2.655 ha, được bán đảo Vĩnh Cửu che chắn bên ngoài, chỉ có một cửa nhỏở Hòn Tôm nên rất kín gió.

Đầm Ô Loan: là đầm nước lợ rộng khoảng 1.570 ha, vị trí đầm nằm ở phía Nam huyện Tuy An và gần như lọt thỏm trong đất liền, chỉ thông ra biển bằng một con lạch nhỏ. Từ QL1A nhìn về đầm Ô Loan như một biển hồ phẳng lặng và thơ mộng. Nơi đây là nguồn cung cấp những loại thủy sản đặc biệt của vùng nước lợ rất hiếm có để chế biến các món ăn cho khách du lịch.

Vịnh Xuân Đài: được bao bọc bởi bán đảo Hải Phú rộng khoảng 13.000 ha, có độ sâu 2 - 5m, chiếm 80% diện tích. Và cũng ít vịnh nào có sựđa dạng đan xen về địa hình như Vịnh Xuân Đài: ghềnh nối tiếp vũng, vũng nối tiếp bãi, bãi nối tiếp núi, uốn lượn trùng điệp. Chỉriêng vũng đã có hàng chục cái to, nhỏ, nông, sâu khác nhau như: vũng La, vũng Sứ, vũng Me, vũng Mẫm, vũng Chảo, vũng Lắm, ...

Vịnh Vũng Rô nằm ở phía Nam bờ biển Phú Yên - dưới chân núi Đá Bia với đèo Cả dựng đứng cheo leo vách đá hình thành nên các mũi: mũi Nạy, mũi Lớn, mũi Kê Gà, mũi La, ... và nhiều bãi tắm. Đây là một cảng biển nước sâu, sóng êm, ít chịu tác động của hướng gió. Trong lòng biển Vũng Rô có nhiều hải sản, dưới đáy biển; và những rạn san hô màu, rất hấp dẫn cho các loại hình du lịch câu cá, bơi, lặn.

+ Các bãi biển:

Ngoài những đầm, vịnh đã nêu trên Phú Yên còn nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như: bãi Tràm, bãi Bàng, bãi Bàu, bãi Rạng, bãi Nồm, bãi Từ Nham, bãi Ôm, (thị xã Sông Cầu) bãi Phú Thường, bãi Xép, v.v… (Tuy An), bãi biển Long Thủy, bãi Tuy Hòa (Tp. Tuy Hòa), Tx. Đông Hòa có bãi Môn, v.v… (Phụ lục 1.2).

Bãi Bàu:

Thuộc địa phận Tx. Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, cách Tp. Quy Nhơn khoảng 15 km về phía Bắc. Bãi Bàu được ôm trọn bởi hai cánh núi đá nhô ra biển, tựa như một vịnh nhỏnhưng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ với một triền cát dịu dàng đến kỳ lạ, thoai thoải và mịn màng, không hề có sỏi vụn và vô cùng sạch sẽ, nước biển xanh và trong vắt, soi thấy tận đáy. Bãi Bàu còn sở hữu một không gian hùng vĩ của những ghềnh đá, đồi núi nhấp nhô vươn ra mé biển nên có thể khai thác các hoạt động các trò chơi như nhảy ghềnh, leo núi, ... mang cảm giác mạnh cho những du khách thích ưa thích mạo hiểm. Những năm gần đây đã có sự xuất hiện của khu du lịch sinh thái ngay sát bãi Bàu. Nhưng không vì thế mà làm mất đi vẻ yên bình của bãi Bàu. Mà ngược lại, sự có mặt của khu du lịch này giúp bãi Bàu nhận được nhiều sự quan tâm của du khách trong nước và cảnước ngoài. Khu DLST bãi Bàu mang đến những dịch vụ cần thiết nhất để du khách có một kỳ nghỉdưỡng hoàn hảo tại nơi đây.

Bãi Từ Nham:

Nằm ở phía tây của vịnh Xuân Đài, cách thành phố Tuy Hòa 70 km vềhướng Bắc. Đây là một trong những bãi biển rộng và dài đứng top đầu của tỉnh Phú Yên, nơi

đây thực sự được coi là tuyệt tác của tạo hóa bởi quá trình bồi tụ kéo dài lên đến hàng triệu năm hình thành nên bãi nối liền đảo, những đồi cát dần được bồi lắng và mở rộng ra hướng về biển những bãi cát trắng phau, mịn màng, nước biển màu xanh như ngọc với những con sóng xô vào bờ nhè nhẹ bãi uốn lượn hình vòng cung giống như vầng trăng khuyết. Ở TừNham có hai bãi: bãi Trước và bãi Sau. Bãi trước thì không có bãi cát mà chỉ có bãi đá, khá nhỏ, xung quanh nhiều đá và rong biển, trên bờ là những mảnh đá san hô nhiều hình thù ngộnghĩnh, đa dạng thay vì bãi cát trắng mịn đấy, còn bãi sau thì mới có bãi biển xanh đầy cát trắng và nắng vàng. Nơi đây còn khá là hoang sơ vì biển tách xa với cuộc sống thường nhật của người dân địa phương vì thế du khách sẽ có không gian gần như riêng tư để ngắm nhìn, vui chơi, cảm nhận khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Bãi Nồm:

Tọa lạc ở thôn Hòa An, xã Xuân Hòa, Tx. Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Bãi Nồm là một trong những bãi biển đẹp và thơ mộng, cảnh vật ởđây còn nguyên sơ. Với bờ cát trắng, mịn, nước biển trong xanh, lặng sóng. Bãi tắm được tựa lưng vào cánh rừng phi lao xen lẫn những đồi cát và có núi che chắn ởhai đầu, không khí nơi đây vô cùng trong lành. Du khách đến bãi Nồm sẽ được chiêm ngưỡng không gian rộng lớn trải dài lý tưởng, được nghe sóng vỗ và nhâm nhi vài món hải sản tươi ngon.

Bãi biển Long Thủy:

Đi vềhướng Bắc, cách trung tâm Tp. Tuy Hoà khoảng 10km đường ô tô, nằm gần kề QL1A thuộc địa phận xã An Phú, Tp. Tuy Hòa. Biển Long Thuỷ từ lâu đã được xem là bãi biển đẹp, được kết hợp hài hoà độc đáo của phong cảnh thiên nhiên, cùng với những rặng dừa xanh rợp bóng kéo dài trên bờ biển phẳng, cát trắng mịn và sạch. Nước biển trong xanh, lặng sóng tạo thành bãi tắm lý tưởng, hấp dẫn khách DL gần xa. Từđây, du khách cũng có thể ra thăm các đảo như: hòn Chùa, Hòn Than, ... nơi có sự phát triển khá phong phú của các loài sinh vật biển, thích hợp cho DL lặn biển. Du thuyền xa hơn về phía Bắc, du khách sẽđặt chân lên hòn Yến, cù Lao Mái Nhà là những nơi có phong cảnh đẹp với hệ sinh thái biển khá phong phú.

Bãi biển Tuy Hòa:

Chiều dài bờ biển trên 30 km tiếp giáp với huyện Tuy An ở phía Bắc và Tx. Đông Hòa ở phía Nam. Nằm gần trung tâm thành phố, bãi biển Tuy Hòa dài và rộng

với những đồi dương dập dìu theo tiếng sóng biển mơn man vỗ bờ ngày đêm. Bãi biển Tuy Hòa có môi trường cảnh quan thoáng đãng, sạch sẽ thích hợp với tắm biển, nghỉ dưỡng biển và phát du lịch thể thao gắn với biển, đây là một trong những địa điểm lý tưởng đểđón bình minh hay hoàng hôn trên biển.

Bãi Môn - Mũi Đại lãnh:

Cách Tp. Tuy Hòa 35 km vềhướng Đông Nam. Bãi Môn dài 400m có vẻđẹp tựnhiên, hoang sơ; bờ cát trắng, sạch, mịn; bãi biển bằng phẳng, độ dốc thấp, nước biển trong, sóng nhẹ; có dòng suối nhỏ quanh năm không cạn chảy ra từ rừng Đèo Cả, môi trường tự nhiên trong lành, khí hậu mát mẻ. Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh là nơi hội tụ rất nhiều vẻđẹp của thiên nhiên, sự hòa quyện của rừng biển núi lại với nhau tạo nên khung cảnh cuốn hút khách DL, Ven bờ có rất nhiều bãi biển đẹp hoang sơ như: bãi Gốc, bãi Bàng, bãi Tiên, ... ở phía Bắc; bãi Chùa, bãi Chính, bãi Ngà, … ở phía Nam. Vì vậy nơi đây được xem là địa điểm lý tưởng để tham quan, ngắm cảnh, nghỉdưỡng, …; tham gia các hoạt động teambuilding, thể thao, leo núi, tắm biển, lặn biển, câu cá, ẩm thực; tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa của vùng biển địa phương.

Ngoài ra, ven biển Phú Yên còn có các gành đá như: gành Đá Đĩa - gành Đèn; bãi Xép - Gành Ông; hòn Yến - Gành Yến, và có khoảng 16 hòn đảo lớn, nhỏ ven bờ: cù lao Mái Nhà, hòn Nưa, hòn Yến, hòn Chùa, Nhất TựSơn, ... có sức hút lạ kỳ bởi cảnh vật ởđây còn khá hoang sơ, không khí trong lành và mát mẻ, quanh đảo là những rạn san hô phong phú, đa dạng về chủng loại, đây cũng chính là nơi ẩn náu của rất nhiều loại tôm, cua, cá, mực, … Tuy nhiên trên các đảo này không có bất cứ dịch vụ du lịch nào, không điện, không nhà nghỉ, nước ngọt lại rất khan hiếm.

Bãi Xép - Gành Ông:

Cách trung tâm Tp. Tuy Hòa 15 km về phía Bắc thuộc xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Bãi Xép có chiều dài khoảng 200m được giới hạn bởi gành Ông và gành Bà. Bãi Xép có vẻđẹp hoang sơ với bãi cát phẳng mịn, nước biển trong xanh và những âm thanh kỳ biệt phát ra khi đi trên nền cát của bãi Xép. Vẻđẹp thiên tạo này đã được chọn làm phim trường “Hoa vàng cỏ xanh” - bộphim đã giúp cho Phú Yên được du khách mọi miền đất nước biết đến như một nơi để DL trải nghiệm trong một không gian xanh hòa quyện bởi các bụi xương rồng, đồi cỏ xanh ngát trên gành Ông nằm cạnh bãi Xép, cảnh quan tuyệt đẹp của thiên nhiên tạo nên một điểm đến

hấp dẫn cho du khách tham quan, chụp hình lưu niệm. “Hoa vàng cỏ xanh” cùng bãi Xép - gành Ông ngẫu nhiên trởthành thương hiệu DL điểm đến Phú Yên.

+ Gành đá/ Đảo ven bờ: Vùng ven biển của Phú Yên có 16 hòn đảo. Các đảo lớn nhỏ bao gồm: hòn Yến, hòn Chùa, hòn Khô, hòn Dứa, hòn Than, hòn Nưa, hòn Rờ, hòn Một, đảo Bàn Than, đảo Nhất TựSơn, đảo Cù Lao Mái Nhà, Cù Lao Ông Xá, ... (Phụ lục 1.3).

Gành Đá Đĩa - Gành Đèn:

Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 40 km về phía Bắc thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nếu đi theo tuyến đường ven biển từ Tuy Hòa đến gành Đá Đĩa dài khoảng 35km. Gành Đá Đĩa rộng khoảng 50m và trải dài hơn 200m, là một trong những danh thắng tuyệt đẹp của mảnh đất Phú Yên. Gành Đá Đĩa còn rất hoang sơ, đá tự nhiên, nước biển xanh ngắt, khí hậu trong lành đẹp nhất khi đến đây là vào thời điểm buổi sáng sớm khi mặt trời vừa từ biển nhô lên, mặt biển bên cạnh gành đá tương phản như một tấm gương tuyệt đẹp. Phía Bắc là gành Đèn với ngọn hải đăng cao vút và những tảng đá granit nhiều sắc màu. Phía Nam là bãi Bàng dài 3km với bãi cát trắng, mịn, sạch, nước biển xanh trong, điều kiện tốt hình thành khu nghỉdưỡng biển. Phía Tây là đồi núi thoai thoải có đỉnh tròn mềm mại với đá bazan ở vùng thấp xen kẽđá granit ở vùng cao. Phía Đông là vịnh Xuân Đài với nhiều đảo và bãi biển đẹp. Nằm cách xa khu dân cư, cảnh trí hoang sơ. Không gian dưới chân rộng rãi, có thể cắm trại, câu cá, tắm biển, nghỉngơi rất phù hợp.

Hòn Yến - Gành Yến:

Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 20km về phía Bắc và cách đất liền 400m.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)