10. Cấu trúc của đề tài
3.2.8. Giải pháp cộng đồng cư dân địa phương
SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch nên phối hợp với các địa phương có TNDL biển - đảo tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền đểngười dân hiểu được rằng du lịch sẽ tạo được nhiều việc làm và cho thu nhập khá, góp phần chuyển đổi nghề nghiệp, cải thiện sinh kế và xoá đói giảm nghèo. Vấn đề đặt ra là chú trọng tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư về giữ gìn tài nguyên nói chung, tài nguyên du lịch biển nói riêng để khai thác có hiệu quả, mang tính bền vững. Khuyến khích cộng đồng tham gia vào hoạt động phát triển du lịch biển - đảo, cùng xây dựng thương hiệu, hình ảnh của địa phương mình. Chẳng hạn như những địa điểm vùng đông bắc Sông Cầu, vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, Long Thủy Mỹ Quang, hòn Chùa, các đảo ven biển, … của Phú Yên. Một số dịch vụ du
lịch có thể kết hợp như câu cá, lặn biển, đánh lưới, khách du lịch cùng với ngư dân đánh bắt thủy sản, tham quan khu vực nuôi thủy sản, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất các mặt hàng từ biển, vận chuyển khách du lịch bằng thuyền, … Sự kết hợp có hiệu quả cũng có thể kiểm soát được các ảnh hưởng tiêu cực (môi trường, xã hội) của ngành du lịch đối với thủy sản và ngược lại.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ DL tổ chức các khóa tập huấn cho người dân nhất là những người sống gần các điểm DLBĐ các kỹnăng đón tiếp khách du lịch, kỹ thuật chế biến thức ăn, tổ chức dịch vụlưu trú tại nhà dân. Đồng thời hỗ trợtư vấn giúp họ có kiến thức về xây dựng kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương. Cần có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch biển trong việc tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí, lễ hội để các hoạt động thêm phong phú, tránh tình trạng quá tải trong mùa hè (mùa cao điểm) và vắng khách trong mùa mưa (mùa thấp điểm) để cư dân, du khách cùng tham gia.
Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương bảo đảm một phần từ thu nhập du lịch sẽ quay lại hỗ trợ cộng đồng và công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường, du lịch nơi diễn ra hoạt động du lịch với sự tham gia của cộng đồng.
3.2.9. Nhóm giải pháp hạn chế tính mùa vụ của du lịch biển - đảo
Qua phân tích thực trạng của DLBĐ tỉnh Phú Yên có một hạn chế lớn đó là mang tính mùa vụ lớn, ảnh hưởng bất lợi đến tất cả thành phần của quá trình du lịch như dân cư sở tại, chính quyền địa phương, nhất là khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch. Để khắc phục các hạn chế này, nhằm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Quan tâm đầu tư, tôn tạo bảo tồn các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các nghề, làng nghề truyền thống, tạo sự phong phú và đa dạng phát triển các loại hình du lịch tham quan, du lịch văn hóa tâm linh thu hút du khách đến với Tỉnh vào các mùa không thuận lợi cho các loại hình nghỉ dưỡng, tắm biển nhằm kéo dài vụ mùa du lịch.
- Đẩy mạnh, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng thêm các dịch vụ bổ sung: dịch vụvui chơi giải trí, thể thao, câu lạc bộ, du lịch MICE, các dịch vụthương mại, chăm sóc sức khỏe, … để thu hút du khách vào những thời
điểm không phải mùa chính của du lịch biển miền Trung như hiện nay.
- Có chính sách khuyến khích, giảm giá các dịch vụ, thêm các dịch vụ không mất tiền, các chương trình du lịch khuyến mãi cho du khách vào thời gian ngoài vụ chính của DLBĐ.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tổ chức lao động hợp lý, có các phương án bốtrí công ăn, việc làm ngoài thời vụcho lao động của doanh nghiệp.
3.2.10. Giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch
Do tính chất liên ngành nên hoạt động DL rất cần có sự liên kết giữa các ngành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các địa phương. Liên kết nội vùng là giải pháp nhằm hướng tới khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh của từng địa phương tạo nên những sản phẩm DL hấp dẫn, đặc sắc. Để tăng cường liên kết cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Liên kết với 2 tỉnh lân cận: Khánh Hòa và Bình Định để nghiên cứu xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm DLBĐ mang bản sắc của mỗi địa phương. Tuy nhiên, đối với DLBĐ ở mỗi vùng, mỗi địa phương, sự liên kết du lịch khó hiệu quả vì các địa phương đều có các sản phẩm DLBĐ gần giống nhau, nhưng đối với tỉnh Phú Yên cần xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch sinh thái biển - đảo với việc tận dụng lợi thế về tài nguyên sinh vật.
- Đẩy mạnh đầu tư, mở rộng khai thác phát triển không gian các tuyến DL, điểm DL. Đặc biệt các tuyến du lịch bằng đường biển nối các tuyến, điểm DL chính của Phú Yên với những tuyến, điểm DL chính của các tỉnh lân cận như Khánh Hòa và Bình Định để hình thành các chương trình DL liên vùng phong phú.
Tiểu kết chương 3
Để phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Các định hướng và giải pháp được đề xuất dựa trên nhiều cơ sở khoa học (các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, tỉnh Phú Yên và xu hướng phát triển du lịch biển - đảo; kết quả đánh giá thực trạng) Các định hướng tập trung vào các vấn đề trọng tâm của phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên, cụ thể là các vấn đề về: định hướng phát triển thị trường; phát triển sản phẩm du lịch biển - đảo; không gian du lịch; CSHT. Trên cơ sở này đề xuất 10 nhóm giải pháp phù hợp có tính khả thi để phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên đạt được các mục tiêu định hướng đề ra: việc đề xuất các nhóm giải pháp dựa trên căn cứ về lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên: giải pháp tổ chức quản lý và cơ chế chính sách; phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm DLBĐ; môi trường, tăng cường xúc tiến quảng bá; cộng đồng cư dân địa phương; an ninh quốc phòng; tính mùa vụ; tăng cường liên kết kết phát triển du lịch.
Việc thực hiện một cách đồng bộ, hài hòa giữa các giải pháp và các đối tượng tham gia vào quá trình phát triển du lịch biển - đảo từcác cơ quan quản lý nhà nước cho đến các đơn vị cung ứng dịch vụDL, đơn vị kinh doanh lữhành, lưu trú, giải trí, cộng đồng cư dân địa phương sẽ góp phần mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho việc phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Phát triển du lịch biển - đảo có xu hướng phổ biến và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Phát triển du lịch biển - đảo là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển - đảo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch; từđó tạo ra thu nhập, làm gia tăng sựđóng góp về kinh tế - xã hội cho quốc gia, địa phương, trên cơ sở gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
1.2. Luận án đã phân tích rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển - đảo như: các khái niệm và đặc điểm vai trò của du lịch biển - đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu du lịch biển - đảo, các nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển - đảo, xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch biển - đảo. Trong đó, luận án đã xác định: biển - đảo có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Tùy vào quan niệm của mỗi nước mà cách tiếp cận phát triển du lịch biển - đảo có sự khác nhau giữa các nước trên thế giới. Vận dụng các nội dung có liên quan đến việc phát triển du lịch biển - đảo của một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đồng thời cập nhật xu hướng du lịch hiện đại, trải nghiệm, của thế giới và Việt Nam làm tiền đề phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên.
1.3. Luận án đã đánh giá đúng tiềm năng, các yếu tốảnh hưởng và phân tích rõ thực trạng phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên trong những năm gần đây. Trong đó, luận án đã phân tích một số nội dung cụ thể như: điều kiện thuận lợi về vị trí, TNDL, chính sách, ... để phát triển du lịch biển - đảo. Trong quá trình phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên còn bộc lộ nhiều hạn chế như: sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh tài nguyên biển - đảo mà thiên nhiên ban tặng; hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đồng bộ, sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo nàn, nguồn nhân lực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp; các ngành kinh tếmũi nhọn chưa hình thành một cách rõ nét, vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế của tỉnh Phú Yên chưa nổi bật.
1.4. Dựa trên kết quả đánh giá, phân tích các yếu tố, thực trạng phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên. Luận án đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại của du lịch biển - đảo Phú Yên như: định hướng về phát triển thị trường; sản phẩm; tổ chức không gian du lịch biển - đảo Phú Yên với việc tăng cường các tuyến du lịch nội vùng, tuyến ngoại vùng. Đồng thời đề xuất các giải pháp chung và giải pháp cụ thể phù hợp có tính khảthi để phát triển phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên theo hướng bền vững và đạt được các mục tiêu định hướng đề ra: phát triển sản phẩm du lịch biển - đảo; xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường; phát triển nguồn nhân lực; phát triển cơ sở hạ tầng; nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường vai trò của cộng đồng đối với phát triển du lịch biển - đảo, ...
Để phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên trong thời gian tới cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng, các đối tượng liên quan trực tiếp và gián tiếp trong địa bàn tỉnh để tạo ra những sản phẩm du lịch biển - đảo đặc thù của tỉnh Phú Yên có thể cạnh tranh với các tỉnh lân cận, thu hút du khách đến với Phú Yên tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có của Tỉnh.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với tỉnh Phú Yên
Thời gian tới UBND tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đẩy mạnh xây dựng phương án, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng; xây dựng các chương trình đầu tư khai thác các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa ẩm thực, làng nghề gắn với phát triển du lịch; hỗ trợ phát triển các điểm du lịch văn hóa, tâm linh; khuyến khích đầu tư các phòng trưng bày tại làng nghề, cơ sở sản xuất, các khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, ... để giớithiệu hàng lưu niệm, đặc sản của địa phương cho khách du lịch.
Bên cạnh đó chính quyền tỉnh Phú Yên cần tăng cường đầu tư và kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùngxây dựng cơ sở hạ tầng, CSVCKT phục vụ du lịch tại các điểm di tích, danh thắng; xây dựng kế hoạch tu bổ tôn tạo di tích, danh thắng; tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu trước và từng bước mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành, các doanh nghiệp lữ hành tổ chức các sự kiện để thu hút khách du lịch. Đồng thời, tăng cường công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò tầm quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá, kích cầu du lịch cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
2.2. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, cộngđồng dân cư
Thực hiện nghiêm các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về hoạt động kinh doanh du lịch biển - đảo trên địa bàn. Thường xuyên cập nhật, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; chủ động tìm kiếm khai thác thị trường hiệu quả; xây dựng sản phẩm du lịch biển - đảo đặc trưng, hình thành các tour du lịch gắn với khai thác giá trị các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích phát triển xây dựng các tour du lịch chuyên đề: tham quan, nghỉ dưỡng biển; du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh, ẩm thực, mua sắm; du lịch khám phá, mạo hiểm, ...; thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị; thực hiện liên doanh, liên kết, hội nhập trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Cộng đồng dân cư cần có ý thức giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường biển - đảo; thái độ văn minh, thân thiện để chào đón du khách đến với Phú Yên. Tăng cường hiểu biết và tham gia vào các chương trình, hoạt động xúc tiến quảng bá về du lịch, từđó xây dựng thương hiệu về con người vùng biển - đảo tỉnh Phú Yên.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ
1. Lâm Thị Thúy Phượng (2018). Kết hợp bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái biển ở quần đảo Nam An Thới, xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Học viên cao học và nghiên cứu sinh Trường ĐHSư phạm Tp. HCM, 2018.
2. Lâm ThịThúy Phượng (2018). Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái biển - đảo tỉnh Phú Yên gắn với liên kết các vùng phụ cận. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, ISSN 1859-428x, số 39 (49) 03-04/2018.
3. Lâm ThịThúy Phượng (2018). Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, ISSN 1859-428x, số 43 (53) 11- 12/2018.
4. Lâm ThịThúy Phượng (2019). Phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010 - 2017. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 11, 04/2019.
5. Lâm ThịThúy Phượng (2019). Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Yên trong bối cảnh hội nhập. Kỷ yếu Hội thảo “Du lịch Phú Yên trong liên kết vùng Tây Nguyên - Nam Trung Bộ”, Trường Đại học Phú Yên, 06/2019 6. Lâm Thị Thúy Phượng (2019). Tăng cường các yếu tốvăn hóa của cộng đồng
cư dân biển trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Phú Yên. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế“Du lịch cộng đồng và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu