Nhóm giải pháp về môi trường biể n đảo

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 146 - 147)

10. Cấu trúc của đề tài

3.2.7. Nhóm giải pháp về môi trường biể n đảo

3.2.7.1. Bảo vệtài nguyên và môi trường du lịch

Nhìn chung, chất lượng môi trường tựnhiên Phú Yên chưa có điều gì đáng lo ngại, song cũng cần có biện pháp hợp lý để giữmôi trường trong sạch, làm cơ sở cho ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế tỉnh nói chung phát triển được bền vững.

Nâng cao trách nhiệm cho cộng đồng đối với việc bảo vệmôi trường: thông qua các hình thức truyền thông, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức về bảo vệmôi trường cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, đặc biệt là cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Trong quá trình quy hoạch và đầu tư, phát triển sản phẩm DL cần có những tính toán, đánh giá cụ thể tới tác động của môi trường, cân nhắc kỹlưỡng giữa lợi ích kinh tế trước mắt và lợi ích xã hội. Cần quan tâm hơn đến vấn đề môi trường tại các điểm DL như: đầm Ô Loan, Vũng Rô, vịnh Xuân Đài và các bãi biển, cần giảm thiểu tác động của các ngành kinh tếkhác đến chất lượng các SPDL biển. Cụ thể:

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước trong đầm, vũng, vịnh và quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như các hoạt động gây ô nhiễm môi trường khác. - Đối với các bãi biển, thì vấn đềmôi trường được quan tâm đó là rác thải: rác thải sinh hoạt, rác thải của khách DL và rác thải do các hoạt động kinh doanh ăn uống, điều này đã làm giảm sự hấp dẫn của các bãi biển. Đây là vấn đề có thể khắc phục được tuy nhiên không dễdàng làm được một sớm một chiều. Cần có kế hoạch đặt các thùng rác công cộng và tiến hành thu gom rác định kỳ tại các bãi biển.

- Tăng cường bố trí trong điểm du lịch các bảng chỉ dẫn, sơ đồ điểm tham quan, thùng rác, khu vệsinh, các quy định cấm cụ thể tại từng điểm du lịch như: cấm đốt lửa, vứt rác, cấm chặt cây bẻ cành, …

Cần xây dựng kế hoạch quy hoạch các điểm tập kết và xửlý rác và các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đến nơi thích hợp. Các doanh nghiệp du lịch cần chủđộng làm sạch môi trường, tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên khu du lịch.

Tập huấn cho nhân viên các vấn đề bảo vệmôi trường (về ý thức và kỹnăng xử lý) thông qua các các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để khi có sự cố về môi trường xảy ra (tràn dầu, lũ lụt, bão, ...) các nhân viên đều có thể xửlý được.

Các cơ sở sản xuất và công ty du lịch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có hệ thống xửlý nước thải trước khi cho thoát ra môi trường. Rác thải rắn cần được phân loại để dễ dàng xử lý, hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo mỹ quan.

3.2.7.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu diễn ra mọi nơi mọi lúc tác động đến các khu vực, trong đó khu vực biển - đảo bị tác động lớn hơn so với các khu vực khác trong vùng đất liền và các khu DL cũng không bị loại trừ bởi tác động của nó. Ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải có giải pháp cụ thể, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều lĩnh vực:

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về BĐKH, nước biển dâng và tác động của chúng tới tự nhiên, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng nói chung, tới hoạt động DL nói riêng.

- Khuyến khích các nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động xấu của BĐKH đối với hoạt động DL. Xây dựng các khu, điểm DL đặc biệt ở ven biển hay trên đảo cần tính đến ảnh hưởng của BĐKH.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển DLBĐ gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng. Từng bước nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng, đặc biệt là người dân trên các đảo xa bờ, thông qua sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động dịch vụ kinh doanh phục vụ DL; đồng thời gắn kết, ràng buộc với các hoạt động bảo vệmôi trường DLBĐ.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)