10. Cấu trúc của đề tài
3.2.10. Giải pháp tăng cường liên kết phát triển dul ịch
Do tính chất liên ngành nên hoạt động DL rất cần có sự liên kết giữa các ngành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các địa phương. Liên kết nội vùng là giải pháp nhằm hướng tới khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh của từng địa phương tạo nên những sản phẩm DL hấp dẫn, đặc sắc. Để tăng cường liên kết cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Liên kết với 2 tỉnh lân cận: Khánh Hòa và Bình Định để nghiên cứu xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm DLBĐ mang bản sắc của mỗi địa phương. Tuy nhiên, đối với DLBĐ ở mỗi vùng, mỗi địa phương, sự liên kết du lịch khó hiệu quả vì các địa phương đều có các sản phẩm DLBĐ gần giống nhau, nhưng đối với tỉnh Phú Yên cần xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch sinh thái biển - đảo với việc tận dụng lợi thế về tài nguyên sinh vật.
- Đẩy mạnh đầu tư, mở rộng khai thác phát triển không gian các tuyến DL, điểm DL. Đặc biệt các tuyến du lịch bằng đường biển nối các tuyến, điểm DL chính của Phú Yên với những tuyến, điểm DL chính của các tỉnh lân cận như Khánh Hòa và Bình Định để hình thành các chương trình DL liên vùng phong phú.
Tiểu kết chương 3
Để phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Các định hướng và giải pháp được đề xuất dựa trên nhiều cơ sở khoa học (các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, tỉnh Phú Yên và xu hướng phát triển du lịch biển - đảo; kết quả đánh giá thực trạng) Các định hướng tập trung vào các vấn đề trọng tâm của phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên, cụ thể là các vấn đề về: định hướng phát triển thị trường; phát triển sản phẩm du lịch biển - đảo; không gian du lịch; CSHT. Trên cơ sở này đề xuất 10 nhóm giải pháp phù hợp có tính khả thi để phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên đạt được các mục tiêu định hướng đề ra: việc đề xuất các nhóm giải pháp dựa trên căn cứ về lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên: giải pháp tổ chức quản lý và cơ chế chính sách; phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm DLBĐ; môi trường, tăng cường xúc tiến quảng bá; cộng đồng cư dân địa phương; an ninh quốc phòng; tính mùa vụ; tăng cường liên kết kết phát triển du lịch.
Việc thực hiện một cách đồng bộ, hài hòa giữa các giải pháp và các đối tượng tham gia vào quá trình phát triển du lịch biển - đảo từcác cơ quan quản lý nhà nước cho đến các đơn vị cung ứng dịch vụDL, đơn vị kinh doanh lữhành, lưu trú, giải trí, cộng đồng cư dân địa phương sẽ góp phần mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho việc phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ