Định hướng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 122 - 140)

10. Cấu trúc của đề tài

3.1.2. Định hướng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm

năm 2030

3.1.2.1. Định hướng chung phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

Chủtrương phát triển kinh tế biển và tổng thể DL của chính quyền tỉnh Phú Yên trong những năm tới là kim chỉ nam cho việc định hướng phát triển DLBĐ từ nay đến năm 2030. Xây dựng Phú Yên trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cảnước, ưu tiên phát triển DLBĐ là ngành kinh tếmũi nhọn, mang màu sắc độc đáo riêng của Phú Yên và khu vực.

Phấn đấu đưa du lịch Phú Yên trở thành một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Tập trung đầu tư các tuyến, điểm du lịch phát huy được ưu thế của các di tích, danh thắng quốc gia, lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch biển - đảo, đầm, vịnh và nét văn hóa đặc trưng. “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cũng xác định: ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm du lịch nghỉdưỡng biển: khai thác có giá trị TNDL ở 02 không gian du lịch chính là không gian du lịch Tuy Hòa và phụ cận; không gian du lịch vịnh Xuân Đài - gành Đá Đĩa - bãi biển Từ Nham và vùng phụ cận; chú trọng đến việc tạo tiền đề cho việc hình thành sản phẩm du lịch đặc thù của Phú Yên là nghỉ dưỡng biển cao cấp chuyên biệt (các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp ở những khu vực riêng biệt, ít bịtác động bởi các hoạt động KT - XH, đề cao giá trị“riêng tư” và giá trị thiên nhiên) và du lịch thể thao biển tầm cỡ khu vực với việc hình thành trung tâm du thuyền gắn với tổ hợp du lịch hiện đại, nơi tập trung nhiều khách sạn cao cấp 4-5 sao, dịch vụvui chơi giải trí cao cấp hiện đại, đua thuyền, … Du lịch Phú Yên sẽ tạo sự khác biệt với các tỉnh lân cận, mang lại hiệu quảđầu tư DL, đưa DL Phú Yên trở thành một trong những ngành kinh tếmũi nhọn, đóng góp tích cực cho phát triển KT - XH của tỉnh.

3.1.2.2. Định hướng cụ thể

a. Định hướng phát triển thị trường:  Thị trường khách du lịch quốc tế:

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng về thịtrường khách du lịch tỉnh Phú Yên. Luận án xác định rõ thị trường khách mục tiêu của du lịch biển - đảo Phú Yên trong thời gian tới theo hai phân đoạn: thị trường tiềm năng và thịtrường trọng điểm.

- Thị trường tiềm năng: là những thị trường khách lớn nhưng số lượng khách đến Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng trong giai đoạn trước mắt còn hạn chế. Tuy nhiên vềlâu dài, đây là những thịtrường khách lớn không những của DLBĐ Việt Nam mà còn cả khu vực Đông Nam Á. Thị trường tiềm năng chủ yếu là thị trường khách quốc tế bao gồm các nước khối Tây Âu, Ấn Độvà Trung Đông là những nước có khảnăng khai thác dài hạn do lượng khách đi DL nước ngoài từcác nước này hàng năm khá đông.

Bng 3.1. Thtrường du khách quc tế tiềm năng

Thịtrường Đặc điểm Sản phẩm

Tây Âu

Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển - đảo, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịchmua sắm, …

Du lịch nghỉ dưỡng, biển - đảo kết hợp, tìm hiểu văn hóa,ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề, …

Ấn Độ

Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, ...

Du lịch nghỉ dưỡng, biển - đảo kết hợp, tìm hiểu văn hóa,ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề, …

Trung Đông

Du lịch sinh thái, du lịch thể thao DL văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, .

Du lịch sinh thái, thể thao kết hợp tìm hiểu vềvăn hóa, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề, …

(SởVăn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2019)

Bên cạnh đó, thị trường các nước ASEAN là thị trường tiềm năng của du lịch Phú Yên vì xu hướng khách đi lại trong vùng vẫn không thay đổi, giá cả hợp với mức thu nhập của người dân ở các nước này, điều kiện đi lại trong khu vực ngày một dễ hơn. Tuy nhiên những thị trường này cũng có những đòi hỏi cao như giá rẻ, dịch vụ, chất lượng hiệu quả, mặt hàng phong phú phù hợp với ý thích mua sắm, đồng thời các sản phẩm du lịch phải khác biệt so với sản phẩm ởnước họ, tránh sự nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực.

- Thị trường trọng điểm: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ) là những thịtrường có khảnăng đến Phú Yên dễdàng trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần, được xác định gồm một số thị trường khách nội địa và thị trường khách quốc tế truyền thống.

Bng 3.2. Thtrường du khách quc tế trọng điểm Thịtrường Đặc điểm Sản phẩm Đông Bc Á Chiếm trên 30% thị phần du khách quốc tế, có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian gần đây Trung

Quốc

Thích đi theo tour; thích vui chơi giải trí; thưởng thức ẩm thực có khả năng chi trả trung bình.

DL nghỉdưỡng biển - đảo kết hợp tìm hiểu ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề, …

Nhật Bản

Thường đi theo tour; thích tìm hiểu, khám phá thiên nhiên văn hóa biển, đảo; có khả năng chi trả cao.

DL tắm biển, DL nghỉdưỡng biển - đảo. DL tham quan tìm hiểu văn hóa, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…

Hàn Quốc

Thích đi theo tour; thích vui chơi giải trí; thưởng thức ẩm thực có khả năng chi trả trung bình

Du lịch nghỉdưỡng biển - đảo kết hợp tìm hiểu ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…

Đông Nam Á

Thường đi DL cùng gia đình hoặc theo tour; ưa thích khám phá, vui chơi giải trí; có khả năng chi trả trung bình khá.

Du lịch tắm biển, DL nghỉdưỡng biển - đảo kết hợp tìm hiểu văn hóa, DL tham quan, ẩm thực địa phương.

Châu Âu

Có xu hướng phát triển nhanh, tương lai sẽ chiếm thị phần cao

Nga

Thích đi du lịch tự do; ưa thích nghỉ dưỡng biển, thưởng ngoạn biển, đảo. Có khả năng chi trả cao và thường nghỉ dài ngày.

Du lịch tắm biển, DL nghỉdưỡng biển - đảo kết hợp tìm hiểu văn hóa, tham quan làng nghề, …

Pháp

Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, ưa thích khám phá thiên nhiên, thích vui chơi giải trí cao cấp.

Du lịch tắm biển, DL nghỉdưỡng biển - đảo kết hợp tìm hiểu văn hóa, DL tham quan, ẩm thực địa phương.

Bc Âu

Thường đi du lịch theo đôi hoặc nhóm bạn, thường đi tự do hoặc mua tour tại chỗ; ưa thích khám phá, nghỉdưỡng, tắm biển, thích vui chơi giải trí cao cấp. Có khả năng chi trả trung bình khá.

Du lịch tắm biển, DL nghỉdưỡng biển - đảo kết hợp tìm hiểu văn hóa, DL tham quan, ẩm thực địa phương.

Bc M

Thường đi DL tựdo theo đôi hoặc nhóm bạn bè; ưa thích thiên nhiên, trải nghiệm, vui chơi giải trí cao cấp; có khảnăng chi trả trung bình cao.

DL sinh thái biển - đảo; DL tham quan; Du lịch cộng đồng cư dân biển, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề, …

 Thị trường khách du lịch nội địa:

- Tập trung khai thác các nguồn khách du lịch trọng điểm đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Trung Bộ - Tây Nguyên) qua hệ thống đường không, đường bộ. Hướng vào thị trường khách có khảnăng chi trả cao, chú trọng khách với mục đích du lịch sinh thái biển - đảo, tắm biển, nghỉ dưỡng biển dài ngày, vui chơi giải trí, mua sắm, ... Đặc biệt, ưu tiên mở rộng thị trường khách ra các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và các tỉnh thuộc Tây nam Bộđây là thịtrường khách DL nội địa tiềm năng cần khai thác. Ngoài ra cũng cần quan tâm ưu tiên đến nguồn khách DL nội tỉnh.

- Để phát triển đồng bộ, đa dạng SPDL đápứng nhu cầu thịtrường khách, cần dựa vào tâm lý vùng miền của từng đối tượng khách mà tạo ra sản phẩm DL phù hợp.

Như vậy, việc định hướng khai thác thị trường khách du lịch chính là cơ sở xây dựng các chiến lược về sản phẩm du lịch biển - đảo, xây dựng chính sách tiếp thị phù hợp để thu hút khách du lịch đến Phú Yên.

b. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch biển - đảo:

Căn cứ quan trọng để xây dựng sản phẩm du lịch biển - đảo cho tỉnh Phú Yên là phải dựa trên nhu cầu của thịtrường và tiềm năng du lịch của tỉnh. Việc định hướng phát triển sản phẩm du lịch biển - đảo cần dựa trên những căn cứ sau:

- Phú Yên có khí hậu trong lành, ít bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió mùa Đông Bắc, bão tố, ... Đây còn là nơi có nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan đẹp, địa hình đa dạng phong phú, nhiều khu vực núi chạy sát biển thuận lợi cho việc phát triển kết hợp giữa các loại hình du lịch biển và núi như bơi thuyền, lướt ván, leo núi, lặn biển, ...

- Vị trí giao lưu rất thuận tiện cả về đường bộ, đường không và đường thủy, đặc biệt đối với giao lưu kinh tế khu vực, Phú Yên là cửa ngõ nối vùng biển Đông rộng lớn với các tỉnh Tây Nguyên và nước bạn Lào, Campuchia. Đây là một lợi thế lớn đối với phát triển KT - XH của Phú Yên nói chung và DL Phú Yên nói riêng để vươn lên từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh.

- Tâm lý du khách: Tùy theo mỗi khu vực, và tùy theo đối tượng khách du lịch quốc tế hay khách du lịch nội địa sẽ có những sở thích sản phẩm du lịch khác nhau. Trên cơ sở phân tích, đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL, kết hợp với việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Tỉnh.

Du lịch biển - đảo là thế mạnh của du lịch Phú Yên, để phát huy thế mạnh của tỉnh nói riêng và gắn kết với bối cảnh vùng du lịch Nam Trung Bộ, cần tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch dựa trên việc phát huy tiềm năng và lợi thế về du lịch biển - đảo. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, tạo thương hiệu mạnh cho du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên. Luận án đề xuất định hướng phát triển các sản phẩm du lịch biển - đảo theo thứ tự sau:

 Nhóm sản phẩm du lịch biển - đảo chung của Tỉnh:

- Sản phẩm du lịch sinh thái biển - đảo:

Hiện nay, Ban Quản lý chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai về môi trường tại Phú Yên (chương trình SEMLA - Phú Yên) đang thực hiện dự án điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái san hô vùng ven biển và hệ thống đảo ven bờ, hệ sinh thái biển, đầm, vịnh, rạn san hô ven bờ như: đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đảo Nhất TựSơn (Sông Cầu); đầm Ô Loan, hòn lao Mái Nhà, hòn Yến, hòn Chùa (Tuy An); hòn Nưa, vũng Rô (Đông Hòa); từ đó ngành du lịch sẽ nghiên cứu quy hoạch, hướng đến phát triển bền vững và bảo tồn văn hóa, tài nguyên cũng như hệ sinh thái tại các điểm đến khai thác hợp lý cho loại hình du lịchnhư: du lịch tham quan hệ sinh thái biển, lặn biển ngắm san hô bằng tàu đáy kính; Du lịch tham quan thắng cảnh biển: cano, tàu đáy kính, khinh khí cầu, dù lượn; mang lại cho du khách trải nghiệm thú vị sẽlà điểm nhấn nổi bật và cơ hội phát triển du lịch Phú Yên trong thời gian đến.

- Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển - đảo:

Trước tiên cần đầu tư xây dựng khu du lịch biển quymô lớn, chất lượng cao, khu giải trí cao cấp, bổ sung sản phẩm du lịch tham quan biển, du lịch thể thao biển, sinh thái biển, du lịch văn hóa ẩm thực biển, du lịch cộng đồng, ... Đây là loại hình cần được triển khai để du lịch biển - đảo của Phú Yên có thể cạnh tranh với các địa phương khác. Nếu so với các địa phương có tiềm năng du lịch lớn, Phú Yên rõ ràng không hề thua kém mà ngược lại còn trở nên nổi trội hơn nhờ tính nguyên sơ trên nền tảng tiềm năng tự nhiên phong phú chưa được khai phá.Chẳng hạn như:

+ Với nhiều bãi biển dài, biệt lập Phú Yên có thể phát triển loại hình du lịch nghỉdưỡng biển cao cấp; du lịch dã ngoại, cắm trại qua đêm trên bãi biển; trải nghiệm quá trình sử dụng phương tiện ghe thuyền ra biển, phương thức đánh bắt hải sản, cách

thức chế biến món ăn từ biển,những hoạt động vui chơi, tìm hiểu văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của cư dân ven biển, ... tại các bãi biển, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô, các đảo ven bờ.

+ Du lịch thể thao trên biển: du khách có cơ hội trải nghiệm các trò chơi thể thao cảm giác mạnh trên biển: dù bay, dù lượn, mô tô nước, lướt ván, kéo phao trượt nước; lướt ván buồm; xuồng chèo kayak; thuyền buồm. …; Trên bờ biển là những môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền bãi biển, chạy bộ, đua xe đạp trên cát, kéo co, team building, …

- Sản phẩm du lịch văn hóa biển - đảo:

Tham quan tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần và ẩm thực của cư dân bản địa vùng biển Phú Yên là một trong những điểm nhấn khi khai thác vào tour DL như:

+ Tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán, các làng nghề truyền thống của cư dân vùng biển: tham quan lăng ông, miếu bà; Lễ hội cầu ngư, tham gia nghệ thuật hát Bài Chòi, làng nghề làm muối, làm mắm, đan lưới, ...

+ Tận dụng thế mạnh về nguồn lợi thủy sản: ốc nhảy Sông Cầu, cua huỳnh đế, ghẹ đầm Cù Mông, gỏi cá mai, cá mú, cá đét khô, mực khô, cá ngựa, tôm hùm, các loại hàng lưu niệm, đặc sản từ biển, ... và cách chế biến đặc trưng của địa phương, có thể phát triển nhiều sản phẩm du lịch ẩm thực biển. Thưởng thức sản phẩm nghệ thuật, ẩm thực biển sẽ tạo cho du khách những ấn tượng và hình ảnh khó quên vềvăn hóa vùng miền, con người Phú Yên sau chuyến tham quan

 Sản phẩm DLBĐ khai thác dựa trên lợi thế của các khu vực: - Khu vực 1 (Tx. Đông Hòa):

Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp tại đảo Hòn Nưa gắn với hoạt động thể thao mạo hiểm lặn biển, sản phẩm du lịch tắm biển, du lịch văn hóa, kết hợp với tham quan danh lam thắng cảnh, thăm các sản phẩm làng nghề nuôi trồng và chế biến hải sản, …

- Khu vực 2 (thành phố Tuy Hòa):

Ưu tiên phát triển các loại hình, sản phẩm DL sinh thái biển - đảo, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, thăm quan các danh lam thắng cảnh kết hợp với phát triển các dịch vụ: Dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, MICE, ăn uống, …

Ưu tiên phát triển loại hình du lịch sinh thái biển - đảo, DL nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch tắm biển kết hợp với tham quan danh lam thắng cảnh, thăm các sản phẩm làng nghề nuôi trồng và chế biến hải sản. Chú trọng phát triển các dịch vụ nhà hàng bình dân phục vụ nhu cầu ăn uống, ẩm thực đặc sản.

- Khu vực 4 (Tx. Sông Cầu):

Ưu tiên phát triển các loại hình DL nghỉ dưỡng, tham quan, DL sinh thái biển - đảo, Thể thao biển; vui chơi giải trí tại khu vực đầm Cù Mông - vịnh Xuân Đài, các

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 122 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)