10. Cấu trúc của đề tài
3.2.4. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nhân lực DL đóng vai trò quan trọng đối với DLBĐ Phú Yên trong điều kiện chưa đáp ứng về sốlượng và chất lượng; Mặt khác, chất lượng dịch vụ và SPDL tại các điểm DLBĐ, KDL tại Phú Yên phụ thuộc rất lớn vào nhân tốcon người. Do đó, phải đặt nhiệm vụđào tạo nguồn nhân lực DL theo hướng chuyên nghiệp về loại hình DLBĐ là giải pháp có tính đột phá trong phát triển DLBĐ Phú Yên. Để thực hiện các mục tiêu đó cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
- Kết hợp các cơ sở đào tạo trong tỉnh như trường Đại học Phú Yên, trường Cao đẳng Công thương miền Trung, Cao đẳng Nghề, … liên kết tổ chức các lớp để đào tạo, đào tạo lại bằng nhiều hình thức đối với cán bộ quản lý nhà hàng, khách
sạn, khu DL, nhân viên lễ tân, buồng, bàn, bếp, hướng dẫn viên; trong đó chú ý đến đội ngũ lao động tại địa phương để đào tạo họ thành những thuyết minh viên am hiểu về biển, lái tàu, hướng dẫn lặn biển, ... có khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử khi tiếp xúc trực tiếp với khách. Khuyến khích liên kết các trường đại học uy tín trong nước, các công ty du lịch lữ hành đểđào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho địa phương.
- Lựa chọn chương trình, phương thức và cơ sở đào tạo phù hợp có uy tín như Nha Trang (Khánh Hòa)Đà Nẵng hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, có thể mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại chỗ, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm nguồn nhân lực cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn.
- Tỉnh cần có chính sách thu hút các chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực DL chất lượng cao từ bên ngoài vào lĩnh vực hoạt động quản lý, kinh doanh DLBĐ; ưu tiên tiếp nhận, hỗ trợ cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn sâu, sinh viên chuyên ngành DL tốt nghiệp loại giỏi trở lên về công tác phục vụ ngành DL tại địa phương.