“Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với bệnh viện công hiện nay chủ yếu là khai thác các nguồn thu mà chưa có biện pháp kích thích tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu bền vững. Theo quy định hiện nay, nguồn thu giá dịch vụ được dùng để chi trả cho các khoản chi thường xuyên (chi chuyên môn, chi lương, chi hành chính, chi thưởng cho CBNV, nộp về NSNN) mà chưa được sử dụng cho đầu tư cho nâng cấp tài sản cố định, mua sắm lớn tài sản nhằm nâng cao năng lực hoạt động của bệnh viện.”
Các chính sách, văn bản pháp luật quy định về cơ chế tài chính của bệnh viện có nhiều nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, thiếu các quy định về cho phép bệnh viện công được nhận vốn góp hoặc tham gia góp vốn đầu tư, đi vay, sử dụng vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức quốc tế và cá nhân.
Các tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước ban hành không đầy đủ, thiếu rõ ràng, chậm điều chỉnh theo sự thay đổi của xã hội. Các định mức chi tiêu hiện nay chưa tính đầy đủ chi phí nhân công, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản cốđịnh.
Những năm qua tỉnh Đồng Tháp có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhưng do xuất phát điểm thấp nên chi tiêu cho y tế của người dân trên địa bàn cũng còn thấp, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu của các bệnh viện trên địa bàn nói chung và Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp nói riêng.
“Các kế hoạch tài chính của bệnh viện chủ yếu được xây dựng theo từng năm. Bệnh viện chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường, khách hàng, chưa xác định được chiến lược cạnh tranh và hợp tác cơ bản trong quá trình phát triển. Do đó, các kế hoạch, giải pháp về tài chính để thực hiện các mục tiêu đã đề ra chưa phù hợp với kinh tế thị trường, dẫn đến hiệu quả thấp.
Số lượng cán bộ, nhân viên của Bệnh viện còn thiếu so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân dẫn đến tình trạng quá tải ở hầu hết các khoa, bộ phận. Cán bộ nhân viên bệnh viện phải thường xuyên làm thêm giờ, trực đêm, từ đó ảnh hưởng đến tinh thần làm việc và khả năng tái tạo sức lao động.
Mức thu nhập của CBNV tại Bệnh viện tuy có nhiều cải thiện trong thời gian qua, nhưng chưa tương xứng với đặc thù của nghề y. Thu nhập của bác sĩ có kinh nghiệm 10 năm khoảng 10 triệu đồng/tháng, tương đương với nhân viên có thâm niên 3 - 5 năm tại doanh nghiệp, chỉ đảm bảo cho các nhu cầu tối thiểu của bản thân người bác sĩ. Do đó, đểcó thể nuôi sống gia đình, bác sĩ phải làm thêm ởcác phòng khám tư nhân. Áp lực thời gian làm việc, áp lực thu nhập đã ảnh hưởng rất lớn đến sức lực và tinh thần làm việc của đội ngũ bác sĩ.
Lãnh đạo các khoa đều là các bác sĩ giỏi về chuyên môn nhưng am hiểu chưa nhiều về quản lý tài chính tại bệnh viện theo cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ, từ đó dẫn việc triển khai gặp một số khó khăn.”
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã tập trung phân tích thực trạng tự chủ tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp trong giai đoạn 2015 - 2018. Kết quả cho thấy, Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp đã đáp ứng được các điều kiện theo lộ trình đảm bảo tự chủ toàn bộ chi phí thường xuyên. Đến cuối năm 2018, Bệnh viện đã hoàn toàn tự chủ 100% chi phí thường xuyên. Nguồn thu sự nghiệp y tế ngày càng lớn, thu nhập của người lao động được cải thiện, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được người dân đánh giá khá tốt.
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian qua Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính rất tốt.”Nguồn thu hàng năm luôn vượt hơn rất nhiều so với mức chi làm cho nguồn chênh lệch thu chi cũng gia tăng, đem lại nhiều lợi ích lớn của bệnh viện, đội ngũ cán bộ nhân viên của Bệnh viện và người dân. Cụ thể: Bệnh viện điều trị cho nhiều bệnh nhân hơn, năng suất sử dụng giường bệnh tốt hơn. Đến năm 2018, NSNN không còn cấp kinh phí chi thường xuyên nữa vì bệnh viện đã tự chủ hoàn toàn vềchi thường xuyên. Trong khi đó, các nguồn thu sự nghiệp tăng đáng kể với mức tăng 55,4% so với trước khi thực hiện tự chủ tài chính; Thu nhập bình quân đầu người tăng trung bình 3,8 triệu đồng/tháng (mức tăng 67,6%); Thu DVYT/Tổng nguồn thu tăng 37,6%; Tốc độ tăng thu DVYT là 3,9%; Đến cuối năm 2018, Bệnh viện đã tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên.”
Thu nhập trung bình của mỗi người lao động đạt 9,3 triệu đồng/người/tháng ở thời điểm năm 2018, tăng 3,6 triệu đồng/người/tháng so với thời điểm năm 2014 (trước khi thực hiện tự chủ).
CBNV đánh giá tích cực về kết quả hoạt động của Bệnh viện theo cơ chế tự chủtài chínhtoàn bộ. Kết quả khảo sát bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cho thấy chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện khá tốt, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Tuy nhiên, Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp mới tự chủ toàn bộđối với khoản chi thường xuyên, chưa có tích lũy để thực hiện chi đầu tư. Do vậy, các khoản chi đầu tư vẫn phụ thuộc vào NSNN. Theo ước tính, với tốc độtăng thu bình quân 15%/năm và tốc độ tăng chi thường xuyên 5% thì đến năm 2025 Bệnh viện mới tự chủ được chi đầu tư.
Điều kiện tiền đề để Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp tự đảm bảo chi đầu tư mà không dựa NSNN là: (1) Áp dụng giá dịch vụ theo nguyên tắc tính đúng, tỉnh đủ chi phí, có tích lũy; (2) Hợp tác công tư; (3) Vay vốn ngân hàng.
4.2. Khuyến nghị chính sách
4.2.1. Tăng cường khai tháccác khoản thu của bệnh viện
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp từ khi thực hiện cơ chế tự chủ thu chi đã đạt được những thành quả rất lớn về việc huy động nguồn thu. Trong giai đoạn 2015 - 2018 thì nguồn thu liên tục tăng năm sau nhiều hơn năm trước, điều này cho thấy bệnh viện đã đi đúng hướng trong công tác quản lý nguồn thu. Bệnh viện nên tiếp tục phát huy những chính sách thực thu hiện có và đặc biệt chú trọng vào các nguồn thu chính như sau:
Đối với nguồn thu từ giá dịch vụ: có thể nói đây là nguồn thu chính của bệnh viện vì nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu. Để nguồn thu này tăng thì phải phụ thuộc vào số người đến khám chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ của bệnh viện. Muốn đạt được điều này thì đòi hỏi chất lượng dịch vụ của bệnh viện phải tốt, đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao và thiết bị y tế hỗ trợ phải hiện đại. Như vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này mới tạo nên chất lượng, uy tín và thương hiệu vững mạnh của bệnh viện.
“Do đó, việc cải thiện nguồn thu phải bắt nguồn từ những yếu tố nhỏ như trên. Không những vậy, khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính bệnh viện có thẩm quyền đề xuất thành lập khu khám dịch vụ chất lượng cao. Đây sẽ là một lợi thế để gia tăng nguồn thu giá dịch vụ cho bệnh viện vì hầu hết tâm lý chung của người bệnh khi đến bệnh viện đều mong muốn được khám chữa bệnh nhanh chóng, không phải mất thời gian chờ đợi lâu nên khu khám dịch vụ chất lượng cao sẽ đáp ứng được điều đó. Những bệnh nhân có khả năng về tài chính sẽ rất sẵn lòng chi trả giá dịch vụ cao hơn để được hưởng chính sách khám chữa bệnh tốt hơn. Nắm bắt được tâm lý này, bệnh viện nên đầu tư khu khám dịch vụ chất lượng cao với mức giá chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh cao hơn so mức khám thông thường nhưng vẫn đảm bảo nằm trong khuôn khổ mức giá quy định của nhà nước. Song song với mức giá cao thì cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sĩ phục vụ tại khu khám này cũng phải đảm bảo chất lượng cao, chuyên môn giỏi để đáp ứng được nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân. Làm tốt được vấn đề này thì chắc chắn bệnh viện sẽ thu được nguồn giá dịch vụ lớn, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh viện.
Bênh cạnh nguồn thu từgiá dịch vụthì nguồn thu từBHXH cũng là nguồn thu chính của bệnh viện. Theo xu hướng tiến bộ hiện nay vấn đề sức khỏe, an sinh xã hội luôn được đặt lên hàng đầu, người lao động khi làm việc tại các cơ quan tổ chức đều được tham gia bảo hiểm xã hội, đây là một phúc lợi mà tổ chức dành cho người lao động của họ. Khi phát sinh tai nạn hay bệnh tật thì BHXH sẽ thực hiện chi trả, hỗ trợ một phần chi phí cho bệnh nhân do đó lợi ích mà BHXH đem lại là rất lớn.
Cần tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ về những lợi ích này và khuyến khích người dân tham gia BHXH. Đồng thời, cũng phải thừa nhận rằng quy trình hoạt động, thanh toán của BHXH hiện nay cũng còn nhiều trì trệ, tỷ lệ chi trả, cấp phát thuốc chưa thực sự làm hài lòng người tham gia bảo hiểm. Do đó, phải có sự tương tác hai chiều giữa việc cải thiện chất lượng dịch vụ của BHXH và việc khuyến khích người sử dụng bảo hiểm. Có như vậy, mới đem lại lợi ích cho tất cả các đối tượng tham gia bao gồm bệnh nhân, bệnh viện và công ty bảo hiểm.
“Các nguồn thu khác của bệnh viện cũng cần được quan tâm, mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu nhưng vẫn có xu hướng tăng rất nhiều qua các năm. Kết hợp với việc đầu tư khu khám chất lượng cao thì bệnh viện cũng cần nâng cấp các dịch vụ hỗ trợ khác trong khuôn viên bệnh viện cho xứng tầm với sự phát triển chung của bệnh viện. Cụ thể như: mở rộng khu vực căn tin, đầu tư các bếp ăn từ thiện, khu vực gửi xe, cho thuê khu vực photo, khu vực bán các tạp hóa, quầy thuốc bệnh viện, đặt máy ATM của các ngân hàng… tất cả những khu vực này đều được cho thuê thông qua hình thức đấu thầu và phải đóng phí cho bệnh viện theo quy định.”
4.2.2. Quản lýcác khoản chi của bệnh viện
Bên cạnh việc tích cực tăng các nguồn thu thì việc kiểm soát hiệu quả nguồn chi cũng là một trong những nhiệm vụ quan trong mà Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp cần phải thực hiện. Căn cứ vào cơ cấu nguồn chi của bệnh viện thì nghiên cứu đề xuất các chính sách kiểm soát nguồn chi như sau:
Đối với việc chi cho hoạt động chuyên môn thì cần có sự xem xét, tính toán kỹ lưỡng để vừa đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh vừa tiết kiệm chi phí. Khi bệnh viện cần thay đổi trang thiết bịmáy móc thì phải khảo sát mức giá ở nhiều nhà cung cấp, ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có chính sách bán hàng tốt, giá cả phải chăng và có chế độ hậu mãi, bảo hành, bảo dưỡng trong suốt quá trình sử dụng. Các y bác sĩ phải học cách vận hành máy móc thiết bị để sử dụng cho hiệu quả, hạn chế tình trạng hư hỏng do không biết cách sử dụng hoặc dùng sai chức năng. Như vậy, bệnh viện phải tốn chi phí sửa chữa, mua sắm mới sẽ tốn kém nhiều hơn. Hàng năm bộ phận quản lý kho dược cần lên danh mục những loại thuốc, dụng
cụ y tế, vật liệu ngành y nào cần thiết để mua dự phòng. Hạn chế tình trạng thiếu
hụt phải nhập hàng gấp với giá cao ngay những lúc cao điểm, thị trường khan hiếm.
Đối với hoạt động chi lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức thời gian qua bệnh viện thực hiện chi theo cấp bậc, hệ số lương tương ứng với từng vị trí công tác. Hình thức chi lương này cơ bản là chặt chẽ và phù hợp, tuy nhiên về nội dung chi thưởng thì cần xem xét thưởng theo thành quả, công sức đóng của từng cá nhân, bộ phận. Tránh cào bằng mức thưởng giữa các cá nhân như vậy sẽ thiếu tính công bằng, không có tác dụng tạo động lực làm việc và bệnh viện phải bỏ ra mức chi thưởng nhiều hơn.
Các chi phí cho hoạt động hành chính tổng hợp và chi cho dịch vụ công như điện, nước, vệ sinh môi trường là hoàn toàn có thể kiểm soát được, chỉ cần thực hiện tiết kiệm trong các khoản chi này thì sẽ giảm đáng kể được nguồn tiền chi ra.
Sử dụng các phương thức điện tử như tài liệu điện tử, hạn chế in ấn ra nhiều văn bản gây tốn kém, lãng phí. Tùy theo tính chất và quy mô hội nghị, có thể tổ chức các hội nghị từ xa qua internet để tiết kiệm chi phí đi lại. Khi không có nhu cầu sử dụng thì nên tắt bớt các thiết bị điện, thực hiện tiết kiệm nước, yêu cầu giữ gìn vệ sinh chung để giảm bớt chi phí thu dọn vệ sinh.
Những khoản chi cho hoạt động đào tạo nên thực hiện theo tiêu chí tiết kiệm, đào tạo tại chỗ, những y bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao sẽ truyền đạt hướng dẫn lại cho các bác sĩ trẻ. Trong những trường hợp cần đào tạo chuyên sâu, học hỏi
phương pháp mới từ những viện trường đại học hay đào tạo tại nước ngoài thì cần chọn lọc kỹ nhân sự tham dự đào tạo. Cam kết chặt chẽ sau khi được đào tạo về các y bác sĩ đó sẽ phục vụ lại cho bệnh viện để bệnh viện không bị thất thoát chi phí đào tạo và mất cả người tài giỏi.
Ngoài việc thực hiện những nội dung tiết kiệm trên thì bệnh viện cần phải hoàn thiện quy chế chi xuất nội bộ, thường xuyên cập nhật tình hình và các nội dung chi cho phù hợp thực tế. Thực hiện hạch toán thu chi thông qua các phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp hiện đại để đảm bảo độ chính xác, khi cần kiểm tra cũng dễ dàng truy xuất số liệu nhanh chóng. Cán bộ quản lý tài chính bệnh viện cũng phải thường xuyên giám sát hoạt động thu chi thông qua chứng từ hợp pháp, hợp lý và đầy đủ. Tránh những trường hợp chi khống, chi vượt quá hạn mức gây thất thoát cho nguồn tài chính của bệnh viện.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tài chính của bệnh viện để đảm bảo các phòng/khoa luôn tuân thủ kỷ luật tài chính, để kịp thời sửa chữa, khắc phục sai sót, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Việc giám sát phải được thực hiện xuyên suốt ngay từ khi lập dự toán cho đến khi kết toán nhằm đảm bảo dự toán phải sát với yêu cầu nhiệm vụ, việc thu, chi, vay vốn để mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ là hợp lý và đúng quy định của nhà nước.
4.2.3. Quản lý cơ sở vật chất và tài sản của bệnh viện
Việc đầu tư tài sản cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cho bệnh viện là một việc làm hiển nhiên, không những phải có trang thiết bị đầy đủ mà còn phải hiện đại mới có thể phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.”Nguồn tài sản lớn còn thể hiện được quy mô và vị thế của bệnh viện đối với các bệnh viện khác tại địa phương. Không những vậy, khi có đầy đủ cơ sở vật chất thì bệnh viện mới có thể phục vụ chu đáo cho bệnh nhân, bệnh nhân được điều trị trong môi trường chuyên nghiệp, các y bác sĩ có đủ khả năng trị khỏi bệnh mà không cần chuyển viện lên các tuyến trên. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để bệnh viện có thể quản lý tốt nguồn tài sản của