Thiết kế quy trình làm thí nghiệm

Một phần của tài liệu giao an khoa hoc tu nhien 6 mo vat li moi nhat (Trang 40 - 41)

C. LUYỆN TẬP 1 Quan sát và trả lờ

4. Thiết kế quy trình làm thí nghiệm

- Học sinh các nhóm làm việc, cùng thiết kế quy trình thí nghiệm chứng minh cây lấy khí cacbonic, nhả ra khí oxi qua quá trình quang hợp.

Giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm như sau: Thí nghiệm 1

+ Chuẩn bị một cái cốc thuỷ tinh đầy nước giàu khí cacbonic (CO2) bằng cách cho vào cốc một ít bicacbonat natri (NaHCO3)

+ Đặt một số cành cây thuỷ sinh (như rong đuôi chó hoặc tóc tiên nước)vào 1 cái phễu thuỷ tinh sao cho đầu cắt của cành hướng về phía cuống phễu, sau đó úp

sinh ngập trong nước.

+ Úp lên cuống phễu một ống nghiệm đựng đầy nước (bằng cách: lấy ống nghiệm đổ đầy nước, dùng ngón tay cái bịt kín miệng và dốc ngược ống nghiệm lại rồi úp lên cuống phễu).

+ Đặt cả hệ thống ra ngoài nắng hay dùng đèn chiếu trong 1 giờ.

+ Từ các cuống cành xuất hiện các bọt khí, đi lên phía đáy ống nghiệm. Nước trong ống nghiệm dần dần hạ xuống.

+ Khi thấy lượng khí trong ống nghiệm đã được khá nhiều thì lấy ngón tay bịt kín miệng ống nghiệm, dốc ngược lại. Dùng một que diêm đã tắt nhưng còn tàn đỏ đưa vào ống nghiệm thì thấy cháy bùng lên.

Thí nghiệm 2 (đối chứng)

+ Đặt song song với thí nghiệm 1, cũng tiến hành giống như thí nghiệm 1 nhưng cốc thuỷ tinh ban đầu chứa nước bình thường, không bổ sung bicacbonat natri (NaHCO3).

+ Quan sát và so sánh số lượng bọt khí trong thí nghiệm 1 và 2. + Rút ra kết luận

- Học sinh đối chiếu với quy trình mình đã làm, chỉnh sửa và có thể tự làm thí nghiệm ở nhà.

- Học sinh và giáo viên có thể đưa ra các thí nghiệm không giống với các thí nghiệm trên nhưng vẫn cùng mục đích.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Học sinh tự làm việc ở nhà theo hướng dẫn trong sách học sinh rồi khoảng 1– 2 tuần sau đến báo cáo với giáo viên.

Một phần của tài liệu giao an khoa hoc tu nhien 6 mo vat li moi nhat (Trang 40 - 41)