III. Tiến trình dạy học.
a. BTPTC: Cô cùng trẻ tập đều các động tác bên 2 lần
nhịp.(Nhấn mạnh động tác tay) *ĐT 1: Tay:2 tay đưa trước lên cao TTCB: Đứng tự nhiên,2 tay thả xuôi - Nhịp 1: 2 tay đưa ra trước
- Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao - Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về TTCB ( tập 3-4 lần) * ĐT 2: Chân: Ngồi xổm ,đứng lên
- TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi - Nhip1: Ngồi xuống
- Nhịp 2: Đứng lên - Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về TTCB (tập 2-3 lần) *ĐT 3: Bụng: Đứng cúi người về trước
TTCB: Đứng tự nhiên
- Nhip1: 2 tay đưa lêncao, lòng bàn tay hướng vào nhau - Nhịp 2: Cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân - Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về TTCB (tập 2-3 lần)
*ĐT 4: Bật: Bật tại chỗ (Cho trẻ bật 2-3 lần theo nhịp) b. VĐCB: “Ném xa bằng một tay”
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô
- Cô giới thiệu tên vận động - Cho trẻ nhắc lại tên vận động. - Cô làm mẫu 2-3 lần + phân tích.
- TTCB: Cô đứng tự nhiên tay thả xuôi , khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị ” tay cô cầm túi cát bằng một tay đưa lên cao, chân đứng tự nhiên, mắt nhìn thẳng, dùng sức để ném túi cát về phía trước. Khi ném xong cô đi về hàng cô đứng. - Cô gọi 1-2 trẻ khá lên tập 1 lần cho lớp xem.
* Trẻ thực hiện: Lần lượt mỗi trẻ tập 2-3 lần (cô sửa sai cho trẻ). Cô động viên những trẻ còn nhút nhát.
* TCVĐ: Đuổi bóng:
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật, cách chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
1.3 Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
=> GD trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh…
3.HĐ3: Đánh giá trẻ
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Chiếc khăn tay”.
- Cô nêu ra 3 tiêu chuẩn: bé chăm, bé ngoan, bé sạch. - Cô nhận xét từng trẻ, tuyên dương những trẻ ngoan và khuyến khích những trẻ chưa ngoan.
- Vệ sinh trả trẻ. - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe và chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng Thứ 4, ngày 31 tháng 11 năm 2016 GDPT NGÔN NGỮ - Dạy thơ: “Ấm và Chảo” I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ biết được nội dung của bài thơ.
2. Kỹ năng
- Rèn trẻ đọc rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn phát âm và diễn đạt cả câu cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, bố mẹ… - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học
II. Chuẩn bị
- Tranh thơ, minh họa… - Cô thuộc thơ.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
- Cô cho trẻ hát bài: “Đôi dép” - Các con vừa hát bài gì?
=> GD: chúng ta phải đi dép hàng ngày để giữu cho đôi chân luôn sạch đẹp…
2. Nội dung:
- Cô đọc 1 đoạn của bài thơ “Ấm và chảo” rồi hỏi trẻ đó là bài thơ gì? Các con thấy bài thơ này có hay không? Đây là bài thơ “Ấm và chảo” mà hôm nay các con sẽ được học đó. - Cô giới thiêu tên bài, tên tác giả.
- Cô đọc lần 1, nói lại tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2 kèm tranh minh họa, giảng nội dung. * Giảng nội dung:
- Bài thơ “ấm và chảo” nói về ấm và chảo, khi nước sôi thì ấm reo o!o!. còn khi mỡ ở trong chảo sôi thì chảo kêu: xèo! xèo. Ấm reo rất vui, chảo tuy kêu nhưng rất thích, cả hai đều buồn bao nhiêu khi xa lửa đều im thin thít.
* Đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Cô nói trẻ nói theo cô)
- Bài thơ nói đến cái gì?
- Khi nước sôi thì ấm kêu như thế nào? - Khi mỡ sôi thì chảo kêu như thế nào? - Ấm và chảo khi xa lửa thì im như thế nào?