Biết thể hiện tính tự tin trong công việc cụ thể.

Một phần của tài liệu Giao an ca nam (Trang 28 - 29)

3. Thái độ

- Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Hình thành ở hs năng lực tự học, năng lực giao tiếp ứng xử …với bạn bè và những người xung quanh.

II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN

1 .Thầy : Sgk, sgv gdcd 7 ; Bài tập tình huống gdcd 7....

2. Trò : Sưu tầm những tấm gương thể hiện lòng tự tin...

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/)

+ Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

+ Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới (1/)

Trong cs, sự tự tin vào bản thân giúp ta có thêm dũng khí, nghị lực để vượt qua khó khăn hoàn thành tốt công việc. Vậy tự tin là gì ? Cách rèn luyện ?

b. Dạy bài mới (32/)

PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG

* HOẠT ĐỘNG 1 : Thảo luận truyện đọc giúp hs hiểu thế nào là tự tin. (10/)

- Hs đọc truyện đọc ( sgk) ;

- Gv hướng dẫn hs trả lời gợi ý a, b, c trong sgk ; - Gv chia nhóm yêu cầu hs thảo luận bài tập d ( sgk); - Các nhóm thảo luận ( 2 phút) ;

- Gv gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ;

- Kết luận : Hân không tự tin vào bản thân mình. Đứng trước khó khăn thì hoang mang, dao động, không dám tự quyết định, trông chờ, phụ thuộc vào người khác.

- Gv nêu câu hỏi :

? Qua tình huống trên, em hiểu thế nào là tự tin - Hs phát biểu ;

1. Thế nào là tự tin ?

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động . Người tự tin cũng là người hành động một cách cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

- Vd : Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đám đông ; không lúng túng sợ sệt khi phải đối mặt với khó khăn mà bình tĩnh giải quyết sự việc....vv

- Thế nào là tự ti : Tự đánh giá thấp bản thân, so sánh bản thân mình với người khác, luôn cảm

- Gv kết luận theo nội dung bài học a( sgk). - Hướng dẫn hs làm bài tập b trong sgk.

* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn hs trao đổi những trải nghiệm của bản thân giúp các em hiểu ý nghĩa của sự tự tin. (11/)

- Gv yêu cầu hs làm bài tập sau: Bài tập

Hãy tự nhận xét bản thân em đã có tính tự tin chưa. Khi gặp việc khó, bài khó em có nản lòng, có chùn bước không ? Khi đứng nói trước đám đông hoặc tiếp xúc với người lạ em cảm thấy thế nào ? Hãy kể một số việc em làm tốt nhờ có lòng tự tin.

- Hs làm việc các nhân ( 2 phút ) ;

- Gv gọi một số hs kể những trải nghiệm của bản thân ? Tự tin có tác dụng gì

- Hs phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung ;

- Gv kết luận theo nội dung bài học b ( sgk ) .

* HOẠT ĐỘNG 3 : Cách rèn luyện tính tự tin (11/)

- Tổ chức thảo luận nhóm câu hỏi sau :

? Để trở thành người có tính tự tin hs cần rèn luyện như thế nào

- Các nhóm thảo luận (3 phút ) ;

- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình ;

- Kết luận : Gv chốt lại đáp án của từng nhóm và kết luận theo nội dung bài học c (sgk).

thấy bản thân mình nhỏ bé, thấp kém so với người khác…

- Thế nào là tự cao tự đại : đánh giá quá cao bản thân mình .

2. ý nghĩa của tự tin

Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ.

3. Cách rèn luyện

- Tích cực, chịu khó trong học tập có nhiều kiếnthức;

Một phần của tài liệu Giao an ca nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w