Những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên :

Một phần của tài liệu Giao an ca nam (Trang 48 - 53)

+ Khai thác rừng bừa bãi ;

+ Dùng thuốc nổ đánh bắt động vật ... + Săn bắt động vật quý hiếm

- Hậu quả :

+ Ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân + Làm mất cân bằng sinh thái (chim bắt sâu bảo vệ mùa màng) ;

+ Góp phần làm thay đổi khí hậu trên trái đất -> lũ lụt, nước biển dâng, bão lớn...

+ Đánh mất sự đa dạng sinh học...

e. Thế nào là bảo vệ môi trường và tàinguyên thiên nhiên?( sgk ) nguyên thiên nhiên?( sgk )

Là làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường ; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người gây ra ; khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

g. Trách nhiệm bảo vệ môi trường và tàinguyên thiên nhiên : nguyên thiên nhiên :

? Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

? Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ môi trường

? Hs có thể làm những gì để góp phần bảo vệ môi trường sống

- Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung ; - Gv chốt lại các đáp án đúng ;

- Kết luận :

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và nhân dân :

- Trách nhiệm của nhân dân : - Trách nhiệm của nhà nước :

+ Có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ;

+ Ban hành các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

4. Luyện tập, củng cố (5/)

- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học trong sgk ; - Hướng dẫn hs tóm tắt nội dung bài học ;

- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong sgk.

5. Hướng dẫn học tập (1/)

- Học nội dung bài học ;

- Làm các bài tập còn lại trong sgk ;

- Đọc trước bài mới : Bảo vệ di sản văn hoá (tìm đọc tư liệu và sưu tầm tranh ảnh có nội dung liên quan đến nội dung bài học.

Tuần 25, ti t 24 ế

Ngày soạn : 8/2/2017 Ngày dạy : 16/2/2017

Bài 15 (tiết 1)

BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Hs hiểu được thế nào là di sản văn hoá. Kể được một số di sản văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu ở địa phương và trong nước.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được thế nào là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

3. Thái độ

- Có thái độ tôn trọng, tự hào về các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Hình thành ở hs năng lực so sánh sự giống và khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN

1. Thầy : sgk,sgv gdcd 7; tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, Luật di sản văn hóa.

2. Trò : sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hoá ở Việt Nam và trên thế giới.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/)

+ Hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới (1/)

Gv tổng kết bài trước và giới thiệu bài mới

b. Dạy bài mới (32/)

PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG

* HOẠT ĐỘNG 1 : tìm hiểu về khái niệm di sản văn hoá (14/)

- Gv nêu câu hỏi :

? Em hãy kể tên một số di sản văn hóa của dân tộc và thế giới mà em biết

- Gv yêu cầu hs phân chia những di sản văn hóa vừa tìm được thành 2 loại : di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể ;

- Hs phát biểu ý kiến và giáo viên chính xác hoá đáp án ; - Sau đó giáo viên nêu câu hỏi :

? Những di sản văn hoá phi vật thể trên có điểm chung gì (đều là sản phẩm tinh thần ; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học)

? Chúng được lưu truyền và lưu giữ bằng những hình thức nào ? VD ( truyện cổ tích, hát ru....bằng truyền miệng...)

? Em hãy kể thêm một số loại di sản văn hóa phi vật thể mà em biết ? (Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật....)

- Giáo viên nêu tiếp câu hỏi :

? Căn cứ vào những di sản văn hoá vật thể kể trên em hãy nêu đặc điểm của di sản văn hoá vật thể

? Di sản văn hoá vật thể bao gồm những loại nào ? ? Thế nào là di tích lịch sử - văn hóa ? Thế nào là danh lam thắng cảnh ?

- Gv nêu tiếp câu hỏi:

? Qua phân tích trên em hiểu thế nào là di sản văn hoá - Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung ;

- Kết luận :

Gv rút ra khái niệm di sản văn hoá theo nội dung sgk .

* HOẠT ĐỘNG 2 : khắc sâu và mở rộng khái niệm (18/)

- Gv nêu câu hỏi sau :

? Em hãy kể tên một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá.... ở địa phương, ở nước ta và trên thế giới

? Việt Nam đã có những di sản văn hoá nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thể giới

- Gv yêu cầu hs quan sát ảnh trong sgk và phân loại những bức ảnh trên xem đâu là di tích lịch sử, đâu là danh lam thắng cảnh...

* Di sản văn hoá phi vật thể :

- Truyện kiều ;

- Ca dao, tục ngữ, hò, vè ; - Múa rối nước ;

- Hát quan họ, ca trù; - Chọi trâu Đồ Sơn ;

- Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương ; - Nghề đúc đồng, gốm Bát Tràng ; - Phong tục gói bánh trưng bánh dầy ;

- Trang phục áo dài ; - ...vv

* Di sản văn hoá vật thể :

- Hồ gươm ; - Chùa Một Cột ;

- Văn Miếu Quốc Tử Giám ; - Trống đồng Đông Sơn - Vịnh Hạ Long;

- Cố Đô Huế...

1. Thế nào là di sản văn hóa ?

Di sản văn hoá bao gồm có di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

a. Di sản văn hoá vật thể: sgk

b. Di sản văn hoá phi vật thể:sgk sgk

-. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

-. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

-. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

- Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung ; - Kết luận :

Gv chốt lại đáp án đúng của từng câu hỏi.

4. Luyện tập, củng cố (4/)

- Hướng dẫn hs làm các bài tập sgk ;

- Hướng dẫn hs đọc và tóm tắt nội dung bài học sgk và ghi nhớ;

5. Hướng dẫn học tập (1/)

- Học nội dung bài học sgk ;

- Tìm hiểu về vai trò của di sản văn hoá;

- Tìm đọc những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá ;

-Làm các bài tập sgk.

Tuần 26, ti t 25 ế

Ngày soạn : 15/2/2017 Ngày dạy : 23/2/2017

Bài 15 ( tiết 2 )

BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Hs hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá ;

- Nêu được các quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá; đấu tranh ngăn chặn những hành vi đó.

- Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hoá.

3. Thái độ

- Tôn trọng, tự hào về các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Hình thành ở hs năng lực phân biệt được những hành vi vi phạm hoặc bảo vệ di sản VH.

II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN

1. Thầy : sgk,sgv gdcd 7; tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

2. Trò : một số quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/)

+ Thế nào là di sản văn hoá ? Việt Nam có những di sản nào được UNESCO công nhận là di sản thế giới ?

+ Thế nào là văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới (1/)

Gv tổng kết bài trước và giới thiệu bài mới

PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG* HOẠT ĐỘNG 1 : hs hiểu về giá trị của * HOẠT ĐỘNG 1 : hs hiểu về giá trị của

di sản văn hoá và ý nghĩa của di sản văn hoá (16/)

- > Tìm hiểu về giá trị của di sản văn hoá : - Gv treo một số tranh ảnh về di sản văn hoá và yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau :

+ Chỉ ra những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học trong những di sản trên ?

- Hs thảo luận (2 phút) ;

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, lớp trao đổi bổ sung ;

- Gv tổng kết về giá trị của di sản văn hóa : giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, kinh tế...vv.

- Gv nêu tiếp câu hỏi :

? Qua phân tích trên, em hãy cho biết tại sao phải bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

? Học sinh có thể làm những gì để góp phần bảo vệ và giữ gìn những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước. - Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung ;

- Kết luận :

Gv chốt lại đáp án đúng cho từng câu hỏi và kết luận theo nội dung bài học (sgk).

*HOẠT ĐỘNG 2 : tìm hiểu những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá (16/)

- Gv giới thiệu Luật di sản văn hoá năm 2001 ;

- Gv yêu cầu hs tự đọc và tìm hiểu mục C trong nội dung bài học – sgk ;

- Hướng dẫn hs tìm hiểu và tóm tắt nội dung chính và ghi nhớ ;

- Yêu cầu một số hs nhắc lại ; - Kết luận :

Giáo viên chốt lại theo nội dung bài học trong sgk.

1. Giá trị của di sản văn hoá :

* Giá trị lịch sử : nó phản ánh quá trình phát triển cuả lịch sử dân tộc và nhân loại.

* Giá trị văn hoá : - Những di sản văn hoá đó thể hiện trình độ và đạo đức tâm lí, tư tưởng tập quán, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc, hội họa... của thế hệ cha anh.

* Giá trị khoa học : - Những di sản đó thể hiện trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật đương thời và là tư liệu nghin cứu cho các nhà khoa học.

* Giá trị kinh tế : - Khai thác để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch.

2. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

- Là cảnh đẹp của đất nước ;

- Là tài sản quý báu của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực....

- Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng văn hóa thế giới.

3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ disản văn hóa (sgk) sản văn hóa (sgk)

4. Luyện tập, củng cố (5/)

- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong sgk ;

- Hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học – sgk ; - Yêu cầu hs nhắc lại và ghi nhớ ;

5. Hướng dẫn học tập (1/)

- Học nội dung bài học – sgk ; - Làm các bài tập còn lại sgk ;

- Đọc trước bài mới : ôn tập để tiết 26 kiểm tra 45 phút

Tuần 27, ti t 26 ế

Ngày soạn : 22/2/2017 Ngày dạy : 2/3/2017

KIỂM TRA 45 PHÚT

Một phần của tài liệu Giao an ca nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w